Phình động mạch não chưa vỡ – Khi nào cần điều trị?

06/09/2024 05:41

Phình động mạch não là sự giãn khu trú bất thường của động mạch não, thường gặp tạo thành dạng hình túi hoặc hình thoi.

 

Phình động mạch não có thể xuất hiện do áp lực của dòng máu lên thành mạch ở các vị trí thành mạch yếu. Khi kích thước túi phình lớn có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc nhu mô não xung quanh và có thể vỡ ra dẫn tới tình trạng chảy máu trong sọ.

 

Tuy nhiên, có phải tất cả các phình động mạch não đều vỡ và đều cần phải điều trị ngay khi phát hiện hay không? Hiểu đúng về bệnh để lựa chọn phương án theo dõi, điều trị tối ưu là rất quan trọng trong bệnh lý phình động mạch não chưa vỡ.

 

CÓ PHẢI MỌI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO CHƯA VỠ ĐỀU CẦN ĐIỀU TRỊ?

Khi điều trị phình động mạch não chưa vỡ, nguy cơ do can thiệp được Hội Đột quỵ cu Âu báo cáo năm 2022 với t lệ tai biến do can thiệp khoảng 5-8% (tắc mạch, vỡ túi phình trong khi can thiệp...), trong đó khoảng 4% di chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong khoảng 0,5%. Nguy cơ này cũng sẽ cao hơn với túi phình tuần hoàn sau hoặc túi phình kích thước lớn, người cao tuổi trên 65, người nhiều bệnh lý nền.

 

Nghĩa là, trong nhiều trường hợp, nguy cơ vỡ trong vòng 5 năm điều trị bảo tồn thấp hơn rất nhiều nguy cơ di chứng nặng nề, vĩnh viễn và tử vong do can thiệp (trước can thiệp bệnh nhân thường không có triệu chứng).

 

Theo các khuyến cáo, phình mạch não chưa vỡ không có triệu chứng, kích thước nhỏ, v trí, hình thái có nguy cơ chảy máu thấp (ví dụ như phình động mạch nhỏ hơn 7mm ở tuần hoàn trước), không tiền sử gia đình và các yếu t liên quan khác thì việc điều trị bảo tồn là một phương án phù hợp.

 

Các trường hợp khó khăn trong lựa chọn phương án điều trị, cần có sự hội chẩn giữa các chuyên khoa Nội thần kinh, Phẫu thuật thần kinh, Can thiệp mạch máu để có thể đưa ra lựa chọn điều trị tối ưu cho người bệnh.

Hình ảnh túi phình động mạch não chưa vỡ trên MRI não – mạch não

NÊN LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO CHƯA VỠ?

Khi tình cờ phát hiện túi phình động mạch não chưa vỡ, người bệnh cần được khám, đánh giá bởi các bác sĩ tại cơ sở có chuyên môn sâu về mạch máu não để đượctư vấn đầy đủ về nguy cơ vỡ tùy theo vị trí, kích thước, hình thái của túi phình, tình trạng của người bệnh…, so sánh với nguy cơ trực tiếp của can thiệp, dựa vào các khuyến cáo để có thể đưa ra phương án điều trị. Khuyến cáo chỉ nên can thiệp phình động mạch não chưa vỡ khi nguy cơ vỡ trong 5 năm lớn hơn nguy cơ tai biến do can thiệp (khoảng 4%).

 

Với các trường hợp có phình mạch não chưa vỡ có chỉ định điều trị bảo tồn, người bệnh cần theo dõi định kỳ 6 tháng một lần trong năm đầu tiên và khám định kỳ 12 tháng một lần trong những năm tiếp theo.

 

Người bệnh cũng cần kiểm soát những bệnh lý có thể gây ra và phát triển của túi phình mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa mạch, cai thuốc lá…

 

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, cùng với sự tư vấn tận tình, chính xác về bệnh của bác sĩ sẽ giúp người bệnh không lo lắng quá mức và có được sức khỏe, chất lượng cuộc sống như ý.

Xem thêm: Phình động mạch não chưa vỡ – Phát hiện bằng cách nào?

 

Ths.Bs Chu Văn Vinh – Khoa Nội Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý uy tín hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ:

 

   BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
   – Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
   – Tổng đài đặt lịch khám: 19001902
   – Fanpage: Facebook.com/bvvietduc
   – Website: Benhvienvietduc.org

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến tuyển sinh 2024: Chủ đề “Hiểu đúng ngành – Chọn đúng nghề”

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công…

Xem tiếp

Kết nối Facebook