Giới thiệu chung

1.Tên khoa: Khoa nội soi tiêu hóa. (Department of Gastro-Intestinal Endoscopy)

 

2. Liên hệ:

                 Địa chỉ: Tầng 3 Nhà D ( khu nhà 13 tầng- Kỹ thuật cao Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

                 Điện thoại: 0438253531/ 5291

 

3. Lịch sử phát triển:

                 Từ những năm cuối thập kỷ 80, kỹ thuật nội soi tiêu hóa đã được các bác sỹ người Pháp trong tổ chức “thày thuốc thế giới”- Medecin du monde, bác sỹ Jean Mari Tigaut hướng dẫn cho các phẫu thuật viên và kỹ thuật viên của bệnh viện Việt Đức. Có thể kể đến Ts Mai Thị Hội, Ts Nguyễn Đức Chính, Gs Ts Hà Văn Quyết, Gs Ts Hoàng Công Đắc, Bs Nguyễn Anh Tuấn, KTV Nguyễn Kim Hòa...Sau đó, Ts Mai Thị Hội, KTV Nguyễn Kim Hòa đã gây dựng “đơn vị Nội soi tiêu hóa” thuộc khoa chẩn đoán hình ảnh vào năm 1991.

                 Năm 2005, đơn vị nội soi tách khỏi khoa chẩn đoán hình ảnh trở thành khoa Nội soi tiêu hóa với trưởng khoa đầu tiên là Tiến sỹ Mai Thị Hội, Điều dưỡng- kỹ thuật viên trưởng Nguyễn Kim Hòa.

                 Năm 2015, Thạc sỹ bác sỹ Chu Nhật Minh đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa tiếp theo.

                 Những năm tháng đầu tiên, lúc đó còn là đơn vị nội soi, các bệnh nhân đầu tiên được nội soi ở trong khu mổ vào các buổi chiều, với những dây soi bằng sợi thủy tinh – nguồn cắt đốt, vật tư trang thiết bị được viện trợ bởi tổ chức Medecin du Monde. Đơn vị chỉ có 1 phòng: vừa là văn phòng, vừa là kho, vừa là nơi làm thủ thuật và chỗ rửa - tiệt trùng máy. Phòng soi đầu tiên ở  phòng mổ D cũ, phòng mổ Nhi trong khoảng vài tháng, sau đó , khoảng năm 1991, được chuyển đến 1 phòng đối diện “phòng thầy Tùng” trong khu mổ- hiện nay thuộc phòng mổ hữu trùng. Rồi được chuyển lên tầng 2 khu hồi sức tích cực- hiện nay là trung tâm tim mạch, khoảng năm 1993. Khoa chỉ thực sự phát triển mạnh khi được chuyển ra khu phòng khám bệnh vào năm 1998.

                 Tháng 5 năm 2015, khoa Nội soi tiêu hóa được nhận cơ sở mới: ở tầng 3 nhà D- khu nhà kỹ thuật cao. Hiện tại, khoa có 4 phòng soi, 2 phòng rửa- tiệt trùng máy, 1 phòng hồi tỉnh với hệ thống nội soi hiện đại nhất của OLYMPUS. 

 

4. Chức năng, nhiệm vụ:

                 4.1 Khám và thực hiện các thủ thuật nội soi tiêu hóa- gan mật chẩn đoán và can thiệp.

4.1.1 Nội soi chẩn đoán:

                 -Nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng : chẩn đoán tình trạng bệnh lý của đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản- dạ dày- tá tràng.

                   *Bệnh trào ngược thực quản.

                   *Bệnh co thắt tâm vị, hẹp thực quản lành tính – ác tính.

                   *Bệnh lý u thực quản – dạ dày : lành tính (u nhú thực quản, u dưới niêm mạc, polyp ...), ác tính (ung thư biểu mô, u lympho ác tính, u hắc tố, GIST ...)

                   *Bệnh lý giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày.

                  *Tổn thương thực quản: thủng- rò...

                   *Dị vật hạ họng- thực quản- dạ dày.

                   *Bệnh lý viêm loét thực quản - dạ dày - tá tràng.

                   *Chẩn đoán tìm nguyên nhân thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa ...

                   *Các rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chán ăn, kém tiêu, ợ nhiều...

                   *Tìm kiếm các hình ảnh của tổn thương ung thư sớm bằng các phương pháp nhuộm màu nội soi (bằng dung dịch Lugol, Indocarmin ... hoặc bằng  ánh sáng NBI, BLI ... của các hệ thống nội soi mới nhất hiện nay: Olympus, Fujifilm ...), sinh thiết đối với trường hợp nghi ngờ lành tính- ác tính, sinh thiết để chẩn đoán xác định loại ung thư, mức độ xâm lấn.

                 - Nội soi đại trực tràng chẩn đoán: Tìm và chẩn đoán các bệnh lý của đại tràng- trực tràng.

                   *Bệnh viêm- loét niêm mạc đại trực tràng cơ năng và thực thể, bệnh Crohn.

                   *Bệnh túi thừa đại tràng.

                   *Tìm kiếm các tổn thương “tiền ung thư” bằng các phương pháp nhuộm màu nội soi (bằng dung dịch Lugol, Indocarmin ... hoặc bằng  ánh sáng NBI, BLI ... của các hệ thống nội soi mới nhất hiện nay: Olympus, Fujifilm ...).

                   *Chẩn đoán xác định bệnh lý ung thư đại trực tràng, bao gồm các ung thư biểu mô, u lympho ác tính...loại ung thư, dạng tế bào ung thư, mức độ xâm nhập, thay đổi về gene...

                   *Tìm nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa : trĩ chảy máu, ung thư , polyp ...

                   * Phát hiện các bệnh lý hiếm gặp rò tiêu hóa, GIST ...

                 - Nội soi đường mật - tụy ngược dòng ERCP chẩn đoán:

                   *Chấn đoán bệnh lý sỏi mật.

                   *Chẩn đoán bệnh lý tắc mật lành tính: ví dụ: viêm chít cơ thắt Oddi, sỏi ống mật chủ, sỏi kẹt phần thấp OMC, sỏi kẹt Oddi, giun chui ống mật, hẹp đường mật sau mổ...

                   *Chẩn đoán bệnh lý rò mật: rò mật sau mổ, rò mật sau chấn thương gan, sau chấn thương tá tràng, chấn thương bụng kín...

                   *Chẩn đoán bệnh lý tắc mật ác tính: U phần thấp ống mật chủ, u đường mật, u Vater, u đầu tụy, u nhày đường mật.

                 - Siêu âm nội soi chẩn đoán:  đối tượng là các bệnh lý thuộc cơ quan tiêu hóa gan –tụy– mật, có thể kết hợp chọc hút tế bào bằng kim xuyên thành ống tiêu hóa.

                   *Chẩn đoán tình trạng ung thư đường tiêu hóa sớm, xác định độ xâm lấn của tổ chức u vào lớp nào của thành ống tiêu hóa: thực quản- dạ dày- tá tràng- đại tràng- trực tràng. Xâm lấn đến lớp nào thì cắt qua nội soi tiêu hóa, xâm lấn đến lớp nào thì nên mổ nội soi, xâm lấn đến đâu thì nên mổ mở- theo quy ước, hay không còn chỉ định mổ...

                   *Chẩn đoán hình ảnh các khối u ở dưới niêm mạc đường tiêu hóa ( ở trong thành ống tiêu hóa): cho biết tính chất, cấu trúc tổ chức u, tính chất xâm lấn vào các lớp của thành ống tiêu hóa, xác định các hạch lân cận, hạch di căn dọc theo các trục mạch máu lớn...

                   *Chẩn đoán hình ảnh các tổn thương của tạng tụy: Các tổn thương viêm tụy , chủ yếu là viêm tụy mạn; sỏi tụy, giãn ống tụy, nang tụy ( nang nhày- nang thanh dịch...),  nang giả tụy...

                   *Chẩn đoán bệnh lý u tụy, có thể kết hợp sinh thiết tổ chức bằng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA: fine needle aspiration) để chẩn đoán ở mức tế bào khi có nghi ngờ hoặc cần xác định type. Phương pháp sinh thiết xuyên thành (ống tiêu hóa) chẩn đoán bệnh lý u tụy không phải dễ thực hiện cho dù ở các trung tâm y tế lớn.

                   *Chẩn đoán bệnh u phần thấp ống mật chủ. Với bệnh lý này, CT scanner hoặc MRI hoặc siêu âm thường quy không cho được chẩn đoán chính xác bằng do không tiếp cận được với tổn thương như siêu âm nội soi.

                   *Sỏi ống mật chủ trong các trường hợp khó khi chẩn đoán bằng các phương pháp thông thường ( siêu âm thường quy, MRI, CT Scanner).

                   *Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ ( Fine Needel Aspiration- FNA), sinh thiết tổ chức bằng kim-( Fine Needle Biopsy-FNB): là thủ thuật dùng kim nhỏ chọc xuyên qua thành ống tiêu hóa vảo tổ chức u- nang dịch- nhu mô nghi ngờ bị bệnh rồi hút lấy tổ chức để xét nghiệm tế bào học ( cytology) hoặc   mô học ( histology). Vị trí chọc kim, đường chọc kim được xác định và hướng dẫn bằng siêu âm trong thời gian thực, với đường đi ngắn nhất tới tổn thương, tránh các mạch máu lớn hoặc các tổ chức lành. Qua các mẫu bệnh phẩm đó, có thể chẩn đoán xác định được khối u, nguồn gốc khối u. Các mẫu bệnh phẩm này không thể lấy được bằng thủ thuật sinh thiết qua nội soi thông thường hoặc qua hướng dẫn của CT- siêu âm thường quy.

                 -Các thủ thuật nội soi chẩn đoán khác:

4.1.2 Nội soi can thiệp

                 -Nội soi can thiệp thực quản -dạ dày- tá tràng:

                   *Cầm máu trong chảy máu ở  các ổ loét ở thực quản- dạ dày – tá tràng bằng các phương pháp:

                         Thủ thuật tiêm cầm máu

                         Thủ thuật cặp clip.

                         Thủ thuật “ hemospray”

                   *Thủ thuật thắt giãn tính mạch thực quản trong bệnh lý chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan.

                   *Nong hẹp thực quản trong bệnh lý  Achalasie- Co thắt tâm vị.

                   *Nong hẹp thực quản trong bệnh lý hẹp do bỏng thực quản do chất ăn mòn.

                   *Nong hẹp miệng nối thực quản- dạ dày sau can thiệp phẫu thuật.

                   *Thủ thuật đặt stent kim loại tự giãn điều trị hẹp thực quản do u, do sẹo mổ...điều trị rò thực quản- khí quản.

                   * Thủ thuật đặt stent nhựa tạm thời dẫn lưu các ổ áp xe cạnh thực quản- dạ dày do bệnh lý vỡ thực quản Boerhaave tự phát,  rò dạ dày sau phẫu thuật..

                   *Thủ thuật cắt niêm mạc- EMR- endoscopic mucosal resection; cắt tách niêm mạc-ESD- endoscopic submucosal dissection để điều trị ung thư sớm ở thực quản- dạ dày- tá tràng.

                   *Thủ thuật cắt polyp, cắt u nhú, cắt u nhỏ dưới niêm mạc thực quản, cắt các tổn thương tiền ung thư ở thực quản – dạ dày- tá tràng.

                   *Thủ thuật đặt sonde tá tràng nuôi ăn, giảm áp sau phẫu thuật.

                   *Thủ thuật mở thông dạ dày qua nội soi

                 -Nội soi can thiệp đại tràng:

                 *Cắt polyp ở đại- trực tràng.

                 *Cắt ung thư sớm: gồm các thủ thuật cắt niêm mạc- EMR endoscopic mucosal resection; thủ thuật cắt tách niêm mạc- ESD- endoscopic Submucosal dissection.

                 *Các thủ thuật cầm máu trong chảy máu đường tiêu hóa thấp

                 *Đánh dấu vị trí khối u để chỉ điểm phẫu thuật ...

                 -Nội soi đường mật- tụy ngược dòng can thiệp:

                 *Lấy bỏ giun chui ống mật- tụy trong bệnh lý ký sinh trùng đường tiêu hóa.

                 *Lấy sỏi mật : chỉ định cho sỏi ở ống mật chủ, sỏi tái phát sau mổ, có thể kết hợp tán sỏi cơ học.

                 * Cắt mở cơ thắt Oddi, đặt stent đường mật trong điều trị rò mật sau mổ, rò mật sau chấn thương gan.

                 * Cắt mở cơ thắt, nong cơ thắt Oddi, đặt stent trong bệnh lý chít hẹp cơ thắt Oddi lành tính.

                 *Đặt stent đường mật giải quyết tình trạng tắc mật ( điều trị triệu chứng) do các tổn thương ác tính: u tụy chèn ép ống mật chủ, u phần thấp ống mật chủ, u ống mật chủ.

                 *Sinh thiết nội ống trong trường hợp nghi ngờ u phần thấp ống mật chủ- đoạn trong tụy của ống mật chủ.

                 *Cầm máu trong trường hợp chảy máu từ tổn thương thành ống mật chủ ví dụ: sau cắt cơ thắt Oddi, sau khi sinh thiết nội ống, sau khi kéo sỏi, tán sỏi...

                 -Siêu âm nội soi can thiệp

                 *Mở thông nang tụy vào dạ dày: áp dụng cho bệnh lý nang giả tụy, hay gặp sau chấn thương tụy, sau viêm tụy.

                 *Chọc hút nang tụy

                 *Chọc hút dẫn lưu các ổ tụ dịch liên quan tới ống tiêu hóa.

                 -Nội soi đặt stent kim loại tự giãn (SEMS: Self Expandable Metalic Stent)

                 Chỉ định trong trường hợp chít hẹp ống tiêu hóa do bệnh lý khối u: khối u từ thành ống tiêu hóa, khối u từ các tạng- cơ quan lân cận đè vào ống tiêu hóa gây hẹp

                 Mục đích: để có thể có lưu thông qua chỗ hẹp, để người bệnh có thể nuốt được, để dịch tiêu hóa có thể chảy qua chỗ hẹp...

                 -Ung thư thực quản- nghẹn.

                 -Khối u trung thất đè thực quản gây nghẹn

                 -Hẹp thực quản sau xạ trị

                 -Ung thư tâm vị không còn chỉ định mổ.

                  -Ung thư dạ dày vùng tiền môn vị- môn vị.

                  -U đầu tụy xâm lấn tá tràng.

                 -U đầu tụy chèn ép đường mật

                 Chỉ định đặt SEMS trong: Chít hẹp thực quản do sẹo xơ trong bệnh lý nuốt phải chất ăn mòn, trào ngược...

                 Chỉ định đặt SEMS trong bệnh lý rò thực quản

                 Chỉ định đặt SEMS trong sẹo hẹp khí quản sau mổ, sau mở khí quản...

                 4.2 Đào tạo chuyên khoa nội soi tiêu hóa:

                 -Kỹ thuật nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng chẩn đoán và can thiệp.

                 -Kỹ thuật nội soi đại tràng chẩn đoán và can thiệp

                 -Kỹ thuật nội soi đường mật tụy ngược dòng chẩn đoán và can thiệp.

                 -Kỹ thuật siêu âm nội soi chẩn đoán và can thiệp

                 -Đào tạo kỹ thuật viên nội soi.

                 4.3 Nghiên cứu khoa học

                 4.4 Chỉ đạo chuyên khoa

                 4.5 Quản lý nhân sự, vật tư, trang thiết bị

                 4.6 Phòng bệnh

                 4.7 Hợp tác quốc tế.

 

5. Tổ chức nhân sự:

                 5.1 Lãnh đạo tiền nhiệm:

                 Trưởng khoa đầu tiên 2005-2014: Tiến sỹ- bác sỹ Mai Thị Hội.

                 Điều dưỡng trưởng  2005-2016 : Nguyễn Kim Hòa.

                 5.2 Ban lãnh đạo hiện tại:

                 Trưởng khoa : Thạc sỹ- bác sỹ Chu Nhật Minh.

                 Phó trưởng khoa: Thạc sỹ- bác sỹ Đỗ Trọng Khiếu

                 Điều dưỡng trưởng:   Cử nhân Lê Trọng Luân.

                 Tổ trưởng công đoàn:  Cử nhân Hoàng Thị Thu Hồng

                 5.3 Các cán bộ trong khoa:

                 Bác sỹ: Phạm Thị Việt Ngọc- Vương Quốc Đức- Nguyễn Thị Linh-Lê Đình Khảm

                 Chuyên viên văn phòng: Cử nhân Đỗ Mạnh Tuấn.

                 Điều dưỡng; Nguyễn Bá Hà, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Văn Sỹ, Bùi Thị Dịu, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Hồng Vân, Mai Thị Ngân, Nguyễn Anh Quân, Nguyễn Đức Hải.

 

6. Thành tựu:

Công việc khám chữa bệnh:

Về đào tạo

                 Tham gia công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện.

                 Đào tạo chuyên ngành nội soi cho các bác sỹ và kỹ thuật viên

Nghiên cứu khoa học:11/2015: nghiên cứu hiệu quả của thủ thuật nong bằng bóng trong hẹp miệng nối thực quản sau mổ- Luận văn thạc sỹ Đỗ Trọng Khiếu.

                 2017: nghiên cứu đa trung tâm về dịch tễ học ung thư dạ dày ( 1 đề tài nhánh)

                 2019-2020: Đánh giá hiệu quả của thủ thuật đặt stent trong điều trị rò mật sau mổ hoặc sau chấn thương gan- đường mật.

 

7. Hướng phát triển:

                 Duy trì chất lượng hoạt động khám chữa bệnh.

                 Đào tạo thêm nhân sự.

                 Phát triển khoa: thêm đơn vị điều trị trong ngày.

                 Nghiên cứu khoa học.