Giới thiệu chung

1. Tên khoa:Khoa Dinh dưỡng (Nutrition Department).

 

2. Liên hệ:

                Địa chỉ: P218 nhà H.

                Điện thoại: (024)38.253.531 (số máy lẻ 5597).

                 Email: [email protected]

                Facebook: Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

 

3. Lịch sử phát triển:

                Khoa Dinh dưỡng được thành lập từ tháng 12 năm 2008, gồm 6 thành viên kiêm nhiệm (1 Bs trưởng khoa và 5 điều dưỡng) có nhiệm vụ tổ chức cung cấp chế độ ăn cho các bệnh nhân điều trị nội trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định của Bộ Y tế.

                Qua nhiều năm, Khoa Dinh dưỡng của bệnh viện đã phát triển hơn với số nhân sự đã tăng lên 9 thành viên, số nhân sự kiêm nhiệm đã giảm chỉ còn 2 người. Tất cả các cán bộ của Khoa đều được đào tạo sâu về chuyên ngành dinh dưỡng.

                Trong suốt thời gian qua, Khoa Dinh dưỡng đã tích cực chăm sóc ăn uống cho người bệnh góp phần trong công tác điều trị, với các hoạt động: chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, khám và hội chẩn dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng cần hỗ trợ, cung cấp suất ăn thường, suất ăn bệnh lý, hướng dẫn dinh dưỡng qua đường ống thông, điều chỉnh công thức dinh dưỡng tĩnh mạch. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, cùng với cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, hy vọng Khoa Dinh dưỡng sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể trong công tác điều trị bệnh toàn diện ( giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng; nâng cao nhận thức của người bệnh về giá trị của dinh dưỡng trong kết hợp điều trị bệnh).

 

4. Nhiệm vụ của Khoa Dinh dưỡng:

                Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo quy định hiện hành và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

                Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

                Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

                Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn uống trong bệnh viện.

                Thực hiện đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.

                Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và ATTP trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

 

 5.Về nhân lực của khoa

                Khoa hiện tại có 9 cán bộ nhân viên, gồm: 01 thạc sĩ bác sĩ, 01 thạc sĩ, 01 bác sĩ, 02 cử nhân dinh dưỡng, 04 điều dưỡng.

                Trong đó:

                + Trưởng khoa: TS.Bs. Đỗ Tất Thành

                + Điều dưỡng trưởng: Ths.Trịnh Thị Thanh Bình

                Khoa đã xây dựng mạng lưới dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng bao gồm 67 cán bộ nhân viên 

 

6.Thành tựu:

                Đảm bảo công tác dinh dưỡng, tiết chế của bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

                Xây dựng nhiều thực đơn bệnh lý cho bệnh nhân nội trú: bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân ăn qua ống thông,…

                Đảm bảo vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

                Thực hiện tốt việc cung cấp suất ăn bệnh lý cho hơn 70% bệnh nhân điều trị nội trú.

                Phối hợp tốt với các khoa lâm sàng triển khai thực hiện sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng thường quy cho bệnh nhân nhập viện.

                Thực hiện khám và tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.

                Tập huấn cho mạng lưới dinh dưỡng, cán bộ nhân viên bệnh viện các kiến thức dinh dưỡng cơ bản và chuyên sâu.

                Thực hiện truyền thông giáo dục dinh dưỡng thường quy cho bệnh nhân và người nhà tại các khoa lâm sàng.

                Về chỉ đạo tuyến: đã tiến hành đào tạo, hỗ trợ cho một số bệnh viện tuyến dưới về công tác dinh dưỡng – tiết chế.

                Phối hợp với các khoa hội chẩn, điều trị thành công cho nhiều đối tượng bệnh nhân như bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, bệnh nhân rò tiêu hóa, bệnh nhân hội chứng ruột ngắn, bệnh nhân dò dưỡng chấp, bệnh nhân ghép thận, ghép phổi, ghép tim,…

                Xây dựng được các tài liệu truyền thông dinh dưỡng cho một số đối tượng người bệnh tại bệnh viện.

                Nhân viên trong khoa tích cực tham gia các lớp đào tạo về dinh dưỡng, được cấp các chứng chỉ về dinh dưỡng trong và ngoài nước (chứng chỉ của Hội dinh dưỡng lâm sàng châu âu ESPEN).

                Thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng-tầng sinh môn Bệnh viện HN Việt Đức năm 2016, Tình trạng dinh dưỡng người bệnh nhập viện tại bệnh viện HN Việt Đức năm 2017, Hiệu quả nuôi dưỡng của dung dịch súp ăn qua ống thông cho người bệnh sọ não tại Phòng hồi sức khoa Nội Thần kinh bệnh viện HN Việt Đức năm 2018,….và nhiều đề tài khác.

                Với những đóng góp và các thành tích đạt được, Khoa Dinh dưỡng đã vinh dự nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Giám đốc bệnh viện và Bộ trưởng bộ y tế: Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liên tục và Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2017.

 

7.Định hướng phát triển:

                Phát triển Khoa Dinh dưỡng thành Trung tâm dinh dưỡng với đầy đủ các chức năng.

                Xây dựng thêm thực đơn đa dạng, phong phú về các loại thực phẩm cho người bệnh. Đẩy mạnh việc cung cấp chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh tại các khoa lâm sàng.

                Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

                Đẩy mạnh hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng bệnh nhân tại các khoa lâm sàng, đặc biệt là các khoa có nhiều bệnh nhân nặng, nguy cơ suy dinh dưỡng cao như các khoa Hồi sức tích cực, khoa Ung bướu, khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng-tầng sinh môn, Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn,….

                Tiếp tục cử nhân viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên sâu về dinh dưỡng.

                Tiếp tục thực hiện triển khai thêm nhiều đề tài về dinh dưỡng. 

                Liên kết hợp tác quốc tế đào tạo chuyên sâu về dinh dưỡng.