TT Đào tạo và Chỉ đạo tuyến
Giới thiệu chung
1.Tên Trung tâm: Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Training and Direction of Healthcare Activities Center)
2. Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 1 - toà nhà B1 - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Điện thoại: (024)39.287.882/ (024)32.669.896/ (024)38.253.531 (số máy lẻ 5282, 5822).
3. Lịch sử phát triển:
Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến được thành lập theo Quyết định số 2664/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, trên cơ sở tiền thân là Phòng Chỉ đạo tuyến được tách ra từ phòng Kế hoạch tổng hợp vào 1996 với 02 cán bộ. Trải qua gần 25 năm xây dựng, hình thành và phát triển; đến nay, Trung tâm đã từng bước được kiện toàn về mặt tổ chức, nhân lực được bổ sung và công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo tuyến ngày một chất lượng, hiệu quả. Được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, Đảng ủy – Ban Giám đốc Bệnh viện đánh giá cao và 02 lần được nhận “Huân chương lao động hạng Ba” vào năm 2011, năm 2016.
4. Chức năng nhiệm vụ:
4.1 Chức năng:
Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ và các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc bệnh viện.
4.2 Nhiệm vụ:
4.2.1 Nhiệm vụ đào tạo:
a) Tổ chức, điều phối, quản lý tập trung công tác đào tạo và phát triển các loại hình đào tạo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: đào tạo chính quy, đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao nghiệp vụ …;
b) Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, quản lý mọi đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ đến học, thực tập tại Bệnh viện;
c) Hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế;
d) Triển khai các hoạt động quản lý chất lượng đào tạo: xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Trung tâm, tiến tới điều phối và tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường chất lượng để đáp ứng tiêu chí hội nhập các tổ chức quốc tế về liên thông và cấp chứng chỉ chất lượng đào tạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của bệnh viện;
e) Đào tạo và tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện;
f) Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức biên soạn in ấn và phát hành các tài liệu giảng dạy cho chương trình đào tạo của Bệnh viện;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bệnh viện và Bộ Y tế.
4.2.2 Chỉ đạo tuyến:
a) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến dưới; theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn của các bệnh viện thuộc địa bàn chỉ đạo tuyến được Bộ Y tế phân công;
b) Triển khai các Đề án, Dự án vốn ngân sách nhà nước, vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài về chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ, chuyển giao kỹ thuật;
c) Tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên môn, sinh hoạt khoa học, tập huấn chuyên đề, hội chẩn trực tuyến;
d) Theo dõi, giám sát, đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm các trường hợp sai sót chuyên môn của tuyến dưới;
e) Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế liên quan;
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bệnh viện và Bộ Y tế.
5.Tổ chức nhân sự của Trung tâm:
5.1 Lãnh đạo đương nhiệm:
PGS.TS.BS. Nguyễn Mạnh Khánh Phó Giám đốc Bệnh viện; Quản lý, Điều hành Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến
PGS.TS.BS. Hoàng Long Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến; Phó Trưởng khoa Tiết niệu
THS Trần Thị Hồng Thắm Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến; Trưởng Văn phòng Trung tâm; Quyền Phó trưởng phòng Khám chuyên khoa ngoại cơ sở 2.
TS.BS. Lê Việt Khánh Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến; Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Bụng.
PGS.TS.BS Ngô Mạnh Hùng Trưởng phòng Đào tạo,Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến; Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh II.
ThS Nguyễn Văn Uy Phó Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
ThS Lê Văn Nam Phó Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
ThS.BS Tào Minh Châu Trưởng phòng Đào tạo,Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến;
TS.BS Nguyễn Văn Học Phó Trưởng phòng Đào tạo,Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến; Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao
ThS Nguyễn Văn Đừng Phó Trưởng Văn phòng Trung tâm, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
ThS Cao Thị Hoàn Phó Chánh Văn phòng Trung tâm, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến
5.2 Lãnh đạo tiền nhiệm:
Giám đốc Trung tâm: PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết (Từ năm 2012 - 2015)
Phó Giám đốc Trung tâm: PGS.TS. Nguyễn Đức Tiến (Từ năm 2012 - tháng 04/2020)
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến: PGS.TS. Nguyễn Đức Tiến (Từ năm 2008 - 2012)
Phó Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến: TS. Dương Trọng Hiền (Từ năm 2009 - 2012)
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến: GS.TS. Trần Bình Giang (Từ năm 2004 - 2008)
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến: PGS. Trần Gia Khánh (Từ năm 1996 - 2004)
5.3 Số lượng cán bộ trong Trung tâm:
Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến có 31 cán bộ, là những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến, trong đó có 01 Giáo sư, tiến sĩ; 02 Phó Giáo sư, tiến sĩ; 01 Tiến sĩ; 08 Thạc sĩ, 02 Bác sĩ, 01 Kỹ sư, 16 Cử nhân và cao đẳng.
6.Thành tựu:
Huân chương lao động hạng Ba:
Năm 2016: QĐ số 2716/QĐ-CTN ngày 20/12/2016
Năm 2011: QĐ số 1500/QĐ-CTN ngày 01/09/2011
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ:
Năm 2009: QĐ số 222/QĐ-TTg ngày 18/02/2009
Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Năm 2015: QĐ số 478/QĐ-BYT ngày 17/02/2016
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Năm 2018: QĐ số 6859/QĐ-BYT ngày 13/11/2018 (đột xuất)
Năm 2018: QĐ số 6337/QĐ-BYT ngày 19/10/2018 (đột xuất)
Năm 2016: QĐ số 3201/QĐ-BYT ngày 12/07/2017
Năm 2015: QĐ số 1001/QĐ-BYT ngày 25/03/2015 (đột xuất)
Năm 2014: QĐ số 826/QĐ-BYT ngày 12/03/2015
Năm 2011: QĐ số 927/QĐ-BYT ngày 27/03/2012
Năm 2009: QĐ số 1965/QĐ-BYT ngày 08/06/2010
Năm 2007: QĐ số 2075/QĐ-BYT ngày 09/06/2008
Năm 2006: QĐ số 510/QĐ-BYT ngày 08/02/2007
Tập thể lao động xuất sắc:
Nhiều năm liên tục
7. Định hướng phát triển:
Cải tiến và giám sát việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào các hoạt động của Trung tâm.
Tiếp tục và duy trì thực hiện Nghị định 111/2017/NĐ – CP ngày 05/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” trong đó đảm bảo chất lượng đào tạo thực hành cho các đối tượng sinh viên, học viên của các cơ sở giáo dục Y – Dược đồng thời nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng mềm cho các giảng viên giảng dạy lâm sàng.
Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; hướng dẫn nhân viên cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức am hiểu về cách thức làm việc của Trung tâm cũng như nắm vững quy trình công việc mình đảm nhận; hoàn thiện, ổn định tổ chức và đi vào hoạt động của Phòng Chỉ đạo tuyến.
Kiện toàn các bộ môn, mạng lưới giáo vụ chuyên môn tại các đơn vị trong Bệnh viện phục vụ công tác đào tạo chuyên sâu theo dự thảo Nghị định 111 “Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe” của Chính phủ.
Nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn trực tuyến.
Phát triển nghiên cứu khoa học và xây dựng, cập nhật các quy trình đào tạo theo hệ thống quản lý chất lượng ISO nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Xây dựng, cập nhật chương trình và tài liệu đào tạo đảm bảo chất lượng và yêu cầu của Bộ Y tế.
Thành lập và vận hành trường Cao đẳng Y tế Việt Đức với các chuyên ngành đào tạo: Điều dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y tế, Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Duy trì và tăng cường các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao các kỹ thuật chuyên sâu cho các Bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương thông qua Đề án 1816, các Dự án khác (nếu có) và nhu cầu của các Bệnh viện nhằm giảm tỷ lệ chuyển tuyến cho Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trên tất cả các chuyên khoa. Mở rộng hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho các Bệnh viện tuyến huyện, các Bệnh viện tư nhân khi có đề xuất, nhu cầu.
Xây dựng các chương trình chăm sóc và khám sức khỏe cơ bản cho cộng đồng. Tổ chức các đoàn khám chữa bệnh. Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong khám sức khỏe định kỳ, hiến máu tình nguyện.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động truyền hình trực tuyến trong tư vấn, hỗ trợ, điều trị từ xa (truyền hình trực tuyến cấp cứu, mở rộng và thường quy), ưu tiên đến các bệnh viện miền núi vùng sâu, vùng xa.