Những điều người bệnh cần lưu ý khi ở nhà sau phẫu thuật

24/03/2021 07:18

 

Người bệnh đọc thêm các phần tại đây:

1. Những điều người bệnh cần lưu ý trước ngày phẫu thuật 

2. Những điều người bệnh cần lưu ý trong ngày phẫu thuật

3. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

 

1.Những dấu hiệu lưu ý khi người bệnh ở nhà.

 

– Buồn nôn và nôn liên tục.

 

– Sốt 38 độ hoặc cao hơn trong hơn 24 giờ.

 

– Băng gạc chỗ vết mổ/vết thương ẩm ướt, thấm máu/dịch vàng, nâu hoặc xanh lá cây.

 

– Vết mổ/vết thương xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau.

 

– Chỗ bó bột/ cuốn băng gạc các chi bị quấn chặt gây giảm lưu thông máu dẫn đến các chi lạnh, tím tái, sưng, tê bì và đau.

 

– Bụng chướng, cứng và khó đi tiểu.

 

– Người bệnh bí trung và đại tiện.

 

– Người bệnh đau tăng nhưng sử dụng các biện pháp giảm đau không có tác dụng.

 

Lưu ý: Nếu người bệnh có 1 trong những dấu hiệu kể trên hoặc các bất thường khác, người bệnh hãy liên hệ ngay bác sỹ. Nếu cần thiết, người bệnh có thể đến ngay bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

 

Một số khuyến cáo:

 

– Người bệnh/ người nhà người bệnh cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ và thực hiện đúng theo các hướng dẫn của nhân viên y tế tại nhà, để phòng và hạn chế các biến chứng:

 

+ Phòng ngã

 

+ Phòng thiếu hụt dinh dưỡng

 

+ Phòng nhiễm trùng vết mổ/ vết thương

 

+ Phòng teo cơ cứng khớp

 

+ Phòng táo bón

 

+ Phòng viêm phổi

 

Bằng các biện pháp:

 

1.Chế độ vệ sinh:

 

Vệ sinh răng miệng, tắm/rửa thân thể hàng ngày và khi bẩn.

 

Luôn giữ cho vết mổ/vết thương sạch sẽ, khô ráo và hạn chế tiếp xúc với nguồn vi khuẩn, vi rút.

 

Tránh để cơ thể và vùng kín ẩm ướt ướt gây mất vệ sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ/vết thương.

 

Thay quần, áo sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, dễ chịu. Không nên mặc quần áo quá chật.

 

Luyện tập phản xạ đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định. Phòng chống táo bón.

 

2.Chế độ dinh dưỡng:

 

Người bệnh cần được ăn uống đủ chất (ăn tăng đạm, chất béo vừa đủ).

 

Tăng cường Vitamin và khoáng chất.

 

Thực hiện ăn chín, uống sôi.

 

Chế độ ăn từ loãng đến đặc và số lượng trong bữa tăng dần đến khi người bệnh trở lại bình thường.

 

Hạn chế đồ cay, nóng, chất kích thích và thức ăn có quá nhiều chất xơ như măng, rau bí (làm tăng nguy cơ tắc ruột sau mổ).

 

Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh thường suy yếu, trong đó hệ miễn dịch là suy giảm rõ rệt nhất. Vì vậy, để giúp nguời bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và làm lành vết thương, gia đình cần đảm bảo cho người bệnh một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ rau xanh và dưỡng chất. Phòng thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều hoặc sử dụng những thức ăn không đảm bảo, không hợp lý sẽ khiến người bệnh đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, cần tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đường, những thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết mổ như: da gà, cơm nếp.

 

3. Chế độ dùng thuốc:

 

Uống thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ ghi trong đơn.

 

Uống thuốc đúng giờ quy định.

 

Nếu có các tác dụng phụ của thuốc hoặc có diễn biến bất thường xảy ra thì báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

 

Không được tự ý:

 

Thay đổi thuốc, liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc.

 

– Ngừng uống thuốc vì thấy đã khỏe mạnh (trong khi thuốc Bác sĩ kê theo đơn vẫn còn).

 

Uống gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên một liều.

 

4.Chế độ vận động:

 

Sau mổ người bệnh thường sợ vận động vì sợ đau và sợ tổn thương vết mổ/vết thương. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện những vận động nhẹ nhàng phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, đồng thời tránh được những tai biến có thể sảy ra sau phẫu thuật. Do đó người bệnh nên:

 

– Tập vận động các cơ:

 

+ Người bệnh chưa thể đi được thì hướng dẫn và giúp người bệnh luyện tập cử động tay chân, với các động tác đơn giản như việc nắm chặt hoặc bóp tay, chân, gấp duỗi tay chân để làm tăng trương lực cơ,  giúp các cơ khớp linh hoạt dẻo dai và khiến mạch máu lưu thông tốt hơn. Phòng tránh teo cơ cứng khớp.

 

+ Người bệnh đi lại được thì người nhà có thể hỗ trợ (nếu cần) để người bệnh tập đi lại, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của người bệnh. Tránh té ngã. Sau đó tăng dần cường độ, biên độ vận động về trạng thái bình thường.

 

+ Tập các bài tập vận động, phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sỹ/kỹ thuật viên (trong trường hợp các ca chấn thương) theo mức độ tăng dần.

 

+ Người bệnh cần tập thở, tập ho và khạc đờm ra ngoài, phòng viêm phổi.

 

Lưu ý: Khi luyện tập bất cứ 1 động tác nào cũng phải lắng nghe, quan sát các biểu hiện của cơ thể để có những xử lý, điều chỉnh phù hợp nếu có vấn đề bất thường xảy ra.

 

III.  Hướng dẫn người bệnh tái khám:

 

– Khi đến khám lại người bệnh/ người nhà người bệnh cần mang theo:

 

+ Giấy hẹn khám lại

 

+ Giấy ra viện

 

+ Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có)

 

+ Giấy BHYT, CMND

 

+ Kết quả sinh thiết (nếu có)

 

+ Các kết quả phim XQ, siêu âm cũ (nếu có)

 

– Khám lại theo lịch hẹn: Thời gian và địa điểm ghi trong giấy ra viện.

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh đăng ký khám (theo giấy hẹn khám lại) tại tầng 1 nhà C4

 

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh làm thủ tục BHYT/đóng tiền khám tại quầy thu ngân

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh đến phòng khám chuyên khoa ghi trên giấy tiếp nhận người bệnh.

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của BS/ĐD tại phòng khám chuyên khoa

PGS.TS Đồng Văn Hệ thăm khám cho người bệnh

+ Người bệnh quay lại khám ngay (không cần đợi đến lịch hẹn khám lại) khi có các dấu hiệu bất thường: nôn nhiều, chướng bụng, bí trung đại tiện, sốt cao, đau tăng, vết mổ sưng nề, chảy dịch, chảy máu, giảm hoặc mất cảm giác, vận động các chi…

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh đến quầy tiếp đón ngoại để được khám cấp cứu.

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh làm thủ tục BHYT/đóng tiền khám tại quầy thu ngân.

 

+ Người bệnh/ người nhà người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của BS/ĐD tại phòng khám cấp cứu.

 

 

 

 

Tagged in: Tags: