Hướng dẫn người bệnh khi nằm điều trị hồi sức sau mổ tim

16/08/2021 09:19

 

 

Sau khi người bệnh được đưa từ phòng mổ vào khu hồi sức, đây là giai đoạn quan trọng nhất, bác sĩ hồi sức và điều dưỡng luôn chăm sóc tích cực, theo dõi sát sinh hiệu, dẫn lưu, điều chỉnh thuốc, các thiết bị hỗ trợ. Sau khoảng thời gian 2-3h khi tình trạng người bệnh đã tương đối ổn định người nhà sẽ được vào thăm.

 

Vì khu hồi sức đòi hỏi điều kiện vô trùng rất cao, việc thân nhân ra vào sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh, gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó, mỗi người bệnh chỉ có duy nhất một người vào thăm trong khoảng 10 phút. Khi vào thăm cần phải khoác thêm áo ngoài, đội mũ và mang khẩu trang y tế (sẽ được các nhân viên của khoa hướng dẫn), thay dép trước khi vào khu hồi sức. Khi vào thăm hạn chế tiếp xúc hay lay gọi người bệnh, mọi kích thích đều có thể ảnh hưởng xấu tới người bệnh trong giai đoạn hồi sức.

 

Trong giai đoạn này người nhà nên tìm hiểu về những hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ: ăn uống, vệ sinh, tâm lý, vật lý trị liệu để có thể thực hiện đúng nguyên tắc khi người bệnh được đưa ra ngoài phòng hồi sức nằm theo dõi tại khu hậu phẫu.

 

KHU HỒI SỨC SAU MỔ

 

Đây là giai đoạn theo dõi sát mỗi giờ, các nhân viên sẽ kiểm tra sinh tồn thường xuyên, và giai đoạn này cũng có thể trở nặng bất cứ lúc nào vì trái tim chưa thật sự ổn định. Vì vậy nhân viên y tế sẽ hoàn toàn theo dõi và chăm sóc người bệnh.

 

a) Ăn uống:

 

Khi người bệnh đã có thể trung tiện và đại tiện đồng nghĩa với việc có thể ăn uống bình thường trừ trường hợp có chỉ định không được ăn uống của bác sĩ điều trị. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi cho người bệnh ăn. Thông thường đối với bệnh nhân mổ tim thì không kiêng ăn bất cứ thứ gì. Điều quan trọng nhất là cần ăn nhạt, hạn chế muối. Nên nêm thức ăn vừa ăn và không chấm thêm bất kỳ thứ gì: nước mắm, nước tương, muối, chao … Nên ăn theo chế độ của bệnh viện.

 

b) Vệ sinh:

 

Sau khi ra khỏi khu hồi sức, tình trạng người bệnh chưa phục hồi hoàn toàn. Nên giúp đỡ và cho người bệnh đi vệ sinh tại giường cho đến khi họ có thể tự đi lại một cách dễ dàng và không gây mệt.

 

Trong thời gian này nên dùng nước ấm để lau mình cho người bệnh vì sau những ngày nằm trong hồi sức sự bứt rứt khó chịu sẽ ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh và tâm lý của học. 

 

c) Tâm lý:

 

Khi tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật, người bệnh ghép tim sẽ ngậm 1 cái ống (nội khí quản), ống này giúp người bệnh thở được nhưng không thể nói được. Khi ấy người bệnh hãy tập thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế, ống giúp thở sẽ được rút khỏi miệng càng sớm càng tốt. Tất cả các ống dẫn lưu cũng sẽ được rút khoảng 1 ngày sau mổ.

 

d) Vật lý trị liệu

 

Trước khi mổ người bệnh đã được hướng dẫn tập thở, tập các động tác giúp người bệnh chóng qua khỏi giai đoạn hồi sức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nếu người bệnh đã quên thì đừng lo, sau khi ra khu hậu phẫu các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh tập lại các động tác đó một cách thuần thục.

 

e) Các dấu hiệu bất thường cần thông báo:

 

– Đột nhiên lơ mơ, không tiếp xúc, yếu liệt, mất cảm giác, ngất.

 

– Mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi.

 

– Sốt cao

 

– Giữ lại và ghi nhận lượng nước tiểu trong 1 ngày.

 

– Các biểu hiện bất thường khác.

 

Ngày 18 tháng 8 năm 2021 (thứ Tư), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Những điều cần biết sau ghép tim”. Chương trình sẽ phát trực tiếp trên các kênh truyền thông của bệnh viện:
Fanpage: Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức – VietDuc University Hospital
Khách mời:
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước
– Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Việt Nam.
– Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam
– Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
– Giảng viên Cao cấp, Trưởng Phân môn Phẫu thuật Tim mạch – lồng ngực, Bộ môn Ngoại, Đại học Y Hà Nội.
Thế mạnh chuyên môn
Phẫu thuật Ghép tạng.
Phẫu thuật Tim (Người lớn và Trẻ em).
Phẫu thuật Lồng ngực.
Phẫu thuật Mạch máu.
Đào tạo Đại học và sau Đại học.
Quý khán giả quan tâm có thể đặt câu hỏi trên Fanpage và kênh Youtube của bệnh viện phát sóng lúc 15h00 ngày 18 tháng 8 năm 2021 (thứ Tư) để được chuyên gia tư vấn trực tiếp hoặc gọi điện đến Tổng đài CSKH 19001902.

Ths ĐD.Nguyễn Xuân Vinh

Điều dưỡng trưởng TT tim mạch và lồng ngực

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tập huấn trực tuyến: Quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm cập nhật kiến thức trong chẩn đoán, điều trị cho các y, bác sĩ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị cho người bệnh, ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Quy trình chạy thận nhân…

Xem tiếp

Kết nối Facebook