Chứng sa tạng ở trong chậu bé

24/07/2023 08:21

Sa tạng ở trong khoang chậu bé xảy ra ở phụ nữ với tỷ lệ gần 8%, và nhu cầu được phẫu thuật để điều trị chứng sa tạng ở trong khoang chậu bé này được dự đoán là sẽ tăng thêm  gần 50% nữa sau trên 40 năm tới đây.

 

Sa tạng trong chậu bé là tình trạng các cơ quan ở trong khoang chậu bé bị thoát vị tiến triển dần qua hoành niệu dục,  mà phổ biến nhất là dẫn tới các triệu chứng có cục lồi vào trong âm đạo.

 

Điều trị chứng sa tạng tùy thuộc vào từng bệnh nhân, bác sĩ cần cân nhắc về hiệu quả phẫu thuật, nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, các biến chứng của phẫu thuật, cũng như các biến chứng của tấm lưới.

 

Sa sinh dục thường xuất hiện ở đẻ nhiều lần. Ở lứa tuổi tiền mãn kinh (trên 50 tuổi).

 

Sa bàng quang là do phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ. Hiện tượng này gây cảm giác nặng tức chèn đẩy âm đạo hoặc còn theo các rối loạn về đường tiểu tiện: không giữ được nước tiểu khi gắng sức hoặc là tiềm tàng bị che đậy bởi khối bàng quang bị sa chẹn vào và chỉ phát hiện khi bắt đầu can thiệp.

 

Són tiểu là hiện tượng nước tiểu són qua niệu đạo ngoài ý muốn của người bệnh, do sự bất lực cơ thắt vùng cổ bàng quang – niệu đạo trước áp lực sinh ra hoặc truyền qua bàng quang. Són tiểu ở nữ xảy ra khi tăng áp lực trong ổ bụng như ho, cười, hắt hơi. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ. Tỷ lệ mắc thay đổi ở các nghiên cứu, nhưng khá cao chiếm 25%.

PGS.TS. Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện HN Việt Đức đang khám và tư vấn cho bệnh nhân

CÁC TRIỆU CHỨNG

 – Các triệu chứng tiết niệu dưới: tiểu tiện mất chủ động, mót tiểu tiện-tiểu nhiều lần, hoặc đái khó.

 – Triệu chứng đường ruột: đại tiện khó khăn đại tiện mất chủ động

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

 – Tăng cường lực nâng đỡ vòm âm đạo là hòn đá tảng của phẫu thuật điều trị chứng sa tạng\

 – Phẫu thuật theo đường nào: phẫu thuật mở qua ổ bụng hoặc đường qua âm đạo.

 – Phẫu thuật mở qua ổ bụng tập trung vào biện pháp treo tạng bị sa vào xương cùng bằng một mảnh ghép vật liệu tổng hợp.

 

Phẫu thuật mở không coi là lựa chọn hàng đầu vì:

 – Gây sang chấn

 – Phí tổn nhiều

 – Thời gian nằm viện lâu

 – Sẹo mổ không thẩm mỹ

 – Phẫu thuật treo vòm ÂĐ vào xương cùng nội soi ổ bụng với rôbốt trợ đường qua ổ bụng.

 – Phát triển như một biện pháp xâm hại tối thiểu mới để điều trị tật sa vòm âm đạo

 – Treo vòm âm đạo vào xương cùng nội soi là chuẩn vàng trong điều trị

 – Treo vòm ÂĐ xương cùng đơn thuần, không cần thiết sửa chữa đồng thời thành trước và sau ÂĐ

 – Treo vòm ÂĐ xương cùng có thể phối hợp quai treo giữa niệu đạo dự phòng tiểu không tự chủ gắng sức.

 

BẢO TỒN TỬ CUNG TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHỨNG SA TẠNG TRONG CHẬU BÉ

Với các bằng chứng ngày càng cho thấy rằng, tăng cường lực nâng đỡ vòm âm đạo là hòn đá tảng của phẫu thuật điều trị chứng sa tạng. Một trong các giá trị mà những phụ nữ ưu ái là biện pháp bảo tồn tử cung, khi họ lựa chọn phẫu thuật để điều trị chứng sa tạng trong chậu bé.

 

SỬ DỤNG TẤM LƯỚI

Các vật cấy là tấm lưới giữ vai trò quan trọng trong việc sửa chữa chứng sa tạng trong chậu bé.

Đặt tấm lưới để sửa chữa chứng sa tạng trong chậu bé có thể làm giảm nguy cơ xảy ra tái phát.

 

Tỷ lệ tấm lưới bị mòn trợt sau phẫu thuật treo tạng bị sa vào xương cùng về tổng thể nằm trong khoảng từ 2% đến 10%, tỷ lệ này tăng lên tới từ 23% đến 40%, khi tấm lưới được đặt cố định qua âm đạo sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn bộ qua đường âm đạo.

 

TƯƠNG LAI

Có lẽ, trong tương lai việc điều trị chứng sa tạng sẽ phải tập trung vào việc phòng bệnh và thúc đẩy sự hiểu biết về sinh lý bệnh của chứng sa tạng trong chậu bé bao gồm vai trò của thương tổn và tái tạo của các yếu tố cấu trúc sau đây: chất collagen (chất keo), mô liên kết, dây thần kinh và các cơ.

 

Ngày càng nhiều hơn các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các đột biến gen, làm cho các phụ nữ dễ bị chứng sa tạng khởi phát sớm, với hi vọng là các đột biến gen này có thể sẽ được loại trừ ra khỏi các thế hệ tương lai. Cho đến khi các con đường phòng ngừa và điều trị mới này đạt tới khả năng được ứng dụng vào các bệnh nhân thì, điều quan trọng là mỗi phẫu thuật viên điều trị chứng sa tạng trong chậu bé đều phải hiểu được hàng loạt các lựa chọn có thể được sử dụng để điều trị chứng sa tạng, và phải có khả năng hướng dẫn cho bệnh nhân đưa ra quyết định dựa vào bằng chứng khả dụng về các kết cục và các nguy cơ của phẫu thuật.

 

PGS.TS. Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện HN Việt Đức

 

 

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến tuyển sinh 2024: Chủ đề “Hiểu đúng ngành – Chọn đúng nghề”

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công…

Xem tiếp

Kết nối Facebook