Xoắn túi mật
06/09/2021 07:12
Xoắn túi mật là một bệnh lý hiếm gặp trong ngoại khoa. Từ khi Wendell thông báo ca đầu tiên năm 1898 tới này mới có hơn 500 trường hợp được ghi nhận.
Xoắn túi mật là tình trạng túi mật quấn quanh trục ống cổ túi mật và làm mạch túi mật bị xoắn theo, tương tự như xoắn tinh hoàn làm cho túi mật mất mạch, tím đen và gây đau dữ dội.
Nguyên nhân bệnh học của xoắn túi mật là do túi mật bị mất mạc treo túi mật, túi mật không còn bám vào giường túi mật và di động dễ dàng. Theo một vài nhịp co bóp túi mật tự cuốn quanh cổ của nó. Một số tác giả trên thế giới lý giải nguyên nhân không có mạc treo túi mật là do một số yếu tố thuận lợi như: không có khả năng tổng hợp chất béo và teo gan.
Chẩn đoán lâm sàng thường nhầm với viêm túi mật do sỏi hoặc một số bệnh lý khác do triệu chứng không điển hình: đau bụng, buồn nôn và nôn, có thể sốt nhẹ.
Chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán chủ yếu là bằng siêu âm với hình ảnh không đặc hiệu: thường sẽ thấy túi mật to hơn bình thường, thành túi mật được bao quanh bởi dịch tự do.
Một trường hợp lâm sàng đã được mổ tại Khoa điều trị theo yêu cầu 1C – Bệnh viện HN Việt Đức với chẩn đoán ban đầu là viêm túi mật, nhưng sau khi mổ ra: túi mật xoắn 2,5 vòng, tím đen do mất mạch nuôi dưỡng (ảnh chụp túi mật sau cắt và xoắn trong mổ). Theo chúng tôi để tránh sót những tổn thương này, bác sỹ và bệnh nhân cần chú ý đến một số triệu chứng như: đau bụng nhiều, đau nhói vùng hạ sườn phải, siêu âm doppler mạch túi mật mất tín hiệu, có lớp dịch mỏng quanh thành túi mật và đặc biệt không tìm thấy nguyên nhân gây viêm túi mật như sỏi túi mật.
BS. Hoàng Minh Đức, Khoa Điều trị theo yêu cầu 1C, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
-
Ung thư phổi di căn não nguy hiểm như thế nào?
16/09/2024 05:48
-
Kiểm soát đau: Các phương pháp giảm đau cho người bệnh
09/09/2024 05:38