Viêm dạ dày cấp và những điều cần biết

28/06/2021 07:26

Đặc điểm chung

 

Viêm dạ dày là tên chung cho một nhóm các biểu hiện tổn thương bao gồm viêm niêm mạc dạ dày. Phản ứng viêm trong viêm dạ dày cấp thường do cùng một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Việc sử dụng một số thuốc giảm đau hay uống nhiều rượu cũng là yếu tố góp phần gây viêm dạ dày.

 

Viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột gọi là viêm cấp hay xuất hiện từ trong một thời gian gọi là viêm dạ dày mãn. Trong một số trường hợp viêm dạ dày dẫn tới loét và là yếu tố tăng nguy cơ ung thư. Với phần lớn người bệnh viêm dạ dày thường không nghiêm trọng và có thể khỏi nhanh chóng khi điều trị.

 

Triệu chứng

 

– Cảm thấy đầy bụng, nóng rát vùng trên rốn. Các triệu chứng này có thể đỡ đi hoặc nặng lên khi ăn.

 

– Buồn nôn

 

– Nôn

 

– Cảm giác chướng bụng vùng thượng vị

 

Đôi khi viêm dạ dày cũng không có biểu hiện triệu chứng

 

Khi nào cần khám bệnh

 

Hầu như mọi người đều mắc chứng khó tiêu và dạ dày kích thích . Phần lớn mọi người mắc chứng khó tiêu thoáng qua và không cần dùng thuốc. Hãy gặp bác sĩ khi các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài hơn một tuần. Hãy thông tin cho bác sĩ về tình trạng khó chịu ở dạ dày sau khi dùng thuốc hoặc dùng thuốc kéo dài đặc biệt là các thuốc giảm đau như Aspirin.

 

Nếu như bạn nôn máu, có máu trong phân hay phân như bã cà phê hoặc nhựa đường cần khám bác sĩ ngay.

 

Nguyên nhân

 

Viêm dạ dày là phản ứng viêm của niêm mạc. Khi lớp bảo vệ niêm mạc bị yếu đi hoặc bị tổn thương sẽ làm dịch vị gây tổn thương và viêm niêm mạc. Nhiều loại bệnh và các điều kiện nhất định có thể gây tăng nguy cơ viêm dạ dày, bao gồm các bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis, các điều kiện tăng viêm trong cơ thể.

 

Nguyên nhân viêm loét do vi khuẩn H. Pylori

 

Các yếu tố nguy cơ

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày

 

– Nhiễm khuẩn: Mặc dù nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hàng đầu trên thế giới, chỉ một số bệnh nhân nhiễm khuẩn này phát triển thành viêm dạ dày hoặc các rối loạn ở đường tiêu hoá cao. Các bác sĩ thường tin việc nhiễm vi khuẩn do truyền từ mẹ hoặc do lựa chọn lối sống như hút thuốc hoặc ăn kiêng.

 

– Thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau: Thông thường các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính. Dùng giảm đau thường xuyên hoặc uống nhiều gây giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

 

– Cao tuổi: Khi tuổi cao lớp bảo vệ niêm mạc sẽ mỏng hơn dẫn tới dễ viêm dạ dày hơn do khi cao tuổi dễ nhiễm vi khuẩn HP và rối loạn hệ tự miễn hơn người trẻ.

 

– Sử dụng rượu quá mức: Rượu có thể kích thích hoặc bào mòn lớp bảo vệ dẫn tới niêm mạc dễ bị tác dụng của dịch vị. Khi dùng rượu số lượng lớn sẽ gây viêm dạ dày.

 

– Stress: Các stress mạnh như sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng và nhiễm trùng nặng có thể gây nên viêm dạ dày cấp.

 

– Bản thân cơ thể có thể chống lại chính tế bào dạ dày: Viêm dạ dày tự miễn là do cơ thể tự sinh ra chất chống lại các tế bào tạo chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Phản ứng này có thể gây mất lớp bảo vệ niêm mạc. Viêm dạ dày tự miễn hay gặp ở bệnh nhân có rối loạn tự miễn, bệnh Hasshimoto hoặc tiểu đường type I. Viêm dạ dày tự miễn có thể liên quan tới thiếu hụt vitamin B 12.

 

– Xuất hiện với các bệnh cảnh khác: Viêm dạ dày có thể xuất hiện với các bệnh cảnh như HIV/AIDS. Bệnh Crohn, bệnh nhiễm ký sinh trùng.

 

Biến chứng

 

Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn tới biến chứng loét và chảy máu, một số trường hợp hiếm có thể gây viêm dạ dày mãn tính dẫn tới tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt khi xuất hiện viêm teo niêm mạc và dị sản niêm mạc dạ dày.

 

Những biến chứng chính viêm dạ dày tá tràng


Phòng chống

 

Những biến chứng chính viêm dạ dày tá tràng

 

Chưa có hiểu biết đầy đủ sự lan tràn của vi khuẩn HP, nhưng có bằng chứng việc lây từ người sang người qua nước và thức ăn. Có thể giảm nguy cơ nhiễm HP bằng thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, ăn chín , uống sôi.

 

TS.BS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa,

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tập huấn trực tuyến: Quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm cập nhật kiến thức trong chẩn đoán, điều trị cho các y, bác sĩ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị cho người bệnh, ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Quy trình chạy thận nhân…

Xem tiếp

Kết nối Facebook