Vai trò của Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước

21/06/2024 06:49

1.Khái quát kiến thức cần biết

Dây chằng chéo trước là một cấu trúc vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sự vững chắc của đầu gối cũng như đóng góp vào quá trình sinh hoạt, đi lại, vận động của mỗi người.

Dây chằng chéo có thể bị chấn thương đứt hoàn toàn hoặc bán phần trong các va chạm thể thao (đặc biệt là bóng đá, bóng rổ, cầu lông,…) hay tai nạn giao thông (va chạm, ngã xe,…).

 

2. Điều trị

Tất cả các trường hợp bị chấn thương đầu gối nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kỹ càng, bệnh nhân sẽ được kiểm tra khám lâm sàng và chụp phim MRI, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên phẫu thuật hay không. Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng bằng dây chằng/gân tự thân kèm theo sửa chữa các cấu trúc tổn thương khác.

 

Dù quyết định điều trị phẫu thuật hay điều trị bảo tồn thì bệnh nhân đều cần được can thiệp phục hồi chức năng ngay từ những ngày đầu tiên.

 

Đối với những trường hợp điều trị bảo tồn, bệnh nhân cần được bất động chân trong vòng 4 tuần đầu, sau đó cần được tập luyện phục hồi chức năng để lấy lại các chức năng sinh hoạt.

 

3. Can thiệp phục hồi chức năng sau phẫu thuật

 

Sau khi phẫu thuật thì vận động viên cần được luyện tập phục hồi chức năng sớm ngay từ những ngày đầu.

 

Chương trình can thiệp được tiến thành theo từng giai đoạn hồi phục:

 

Giai đoạn I: 2 tuần đầu

 

Can thiệp: Nguyên tắc RICE, tập vận động, di chuyển với nạng, mang nẹp.

 

Mục tiêu cần đạt: Kiểm soát tốt phù nề. Giảm đau. Khớp gối gấp được 90°, không mất duỗi. Đi lại thành thạo với nạng.

  • Giai đoạn 2: 2 – 6 tuần

 

  • Can thiệp: Bảo vệ mảnh ghép. Gia tăng tầm vận động gập gối từ. Gia tăng sức mạnh cơ. Cải thiện dáng đi. Gia tăng thăng bằng, cảm thụ thần kinh cơ.

Mục tiêu cần đạt: Tầm vận động khớp gối: 4 tuần là 120°, 6 tuần là 135°. Hoàn thành tốt các bài tập giai đoạn 2. Dáng đi bình thường. Không đau, không sưng nề

 

 

  • Giai đoạn III: 6 – 12 tuần
  • Can thiệp: Gia tăng tầm vận động tối đa. Gia tăng sức mạnh cơ tối đa. Phục hồi phản xạ tự thân. Tập các chức năng sinh hoạt, học tập, làm việc.
  • Mục tiêu cần đạt: Đạt được khoảng 70-80% sức mạnh cơ so với chân lành. Phục hồi hoàn toàn tầm độ khớp, không đau. Kiểm soát gối tốt khi thực hiện các bài tập chức năng.
  • Giai đoạn IV: sau 4 tháng
  • Can thiệp: Tăng sức bền cơ bắp. Các các bài tập chuyên sâu cho nghề nghiệp, thể thao. Tập các kỹ năng chạy nhảy, vận động mạnh trong cuộc sống.
  • Mục tiêu cần đạt: Tốc độ chạy đạt khoảng 85% so với trước chấn thương. Chạy, nhảy không đau. Tầm vận động khớp gối bình thường, cơ lực các cơ bình thường.

 

Để có được chương trình can thiệp chuẩn chỉnh và phù hợp nhất, hãy tìm đến các cơ sở y tế/cơ sở Phục hồi chức năng để đảm bảo quá trình hồi phục.

 

Chương trình phục hồi chức năng chấn thương thể thao hiện đang được áp dụng tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp người bệnh có quá trình hồi phục tốt nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Người bệnh sẽ được lên chương trình tập luyện phù hợp, can thiệp bằng các thiết bị hiện đại, hiệu quả, nhanh chóng lấy lại chức năng di chuyển, khả năng chơi thể thao, làm việc và học tập.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng khoa Phục hồi chức năng,

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về Phục hồi chức năng hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ:

 

   BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
   – Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
   – Tổng đài đặt lịch khám: 19001902
   – Fanpage: Facebook.com/bvvietduc
   – Website: Benhvienvietduc.org