Rối loạn nuốt và những điều cần biết

19/01/2024 08:02

 

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN NUỐT

 

Chứng khó nuốt không phải là một bệnh mà là một tình trạng đặc thù bởi gián đoạn chức năng nuốt. Mặc dù chứng khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi. Chứng khó nuốt có thể do rối loạn thần kinh, bệnh thoái hóa, ung thư hoặc chấn thương sau đặt nội khí quản. Việc quản lý dinh dưỡng cho chứng khó nuốt bao gồm việc điều chỉnh độ đặc và kết cấu của thức ăn và chất lỏng tùy theo khả năng dung nạp của bệnh nhân. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe bao gồm bác sĩ, kĩ thuật viên phục hồi chứng năng và chuyên gia dinh dưỡng có vai trò đối với những người bệnh khó nuốt. Các mục tiêu điều trị bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập lại khả năng nuốt. Cần có kế hoạch bữa ăn dành riêng cho từng cá nhân giúp tối ưu hóa chất lượng dinh dưỡng hấp thụ đồng thời giảm nguy cơ sặc hoặc nghẹt thở.

 

 

2. SÀNG LỌC NGUY CƠ RỐI LOẠN NUỐT

 

Tình trạng khó nuốt là sự suy giảm ở một hoặc tất cả các giai đoạn nuốt, dẫn đến giảm khả năng nhận được đủ dinh dưỡng bằng đường miệng và có thể làm giảm tính an toàn khi cho ăn bằng đường miệng. Bệnh nhân mắc chứng khó nuốt gặp khó khăn khi di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng, đưa thức ăn vào thực quản hoặc cả hai quá trình. Nếu nghi ngờ có chứng khó nuốt, việc đánh giá khả năng nuốt phải được thực hiện bởi các xét nghiệm chức năng chuyên biệt. Đánh giá này có thể bao gồm đánh giá hoạt động nuốt tại giường, soi thanh quản gián tiếp hoặc nghiên cứu nuốt qua video nội soi huỳnh quang (VFSS). VFSS được coi là công cụ chẩn đoán ưu tiên cho chứng khó nuốt vì nó xác định bất kỳ vấn đề về cấu trúc và chức năng nào có thể xảy ra với các loại thực phẩm và chất lỏng có độ đặc khác nhau và loại trừ chế độ ăn uống không phù hợp.

 

Chẩn đoán rối loạn nuốt bằng nghiên cứu nuốt qua video nội soi huỳnh quang

 

3. KHUYẾN CÁO VỀ ĐƯỜNG NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN RỐI LOẠN NUỐT

 

Chế độ ăn cho người bệnh khó nuốt cần được lên kế hoạch kĩ lưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt. Có thể cần phải cho ăn qua đường sonde để bổ sung lượng thức ăn cho đến khi khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng. Nếu dinh dưỡng qua đường ruột do chứng khó nuốt thần kinh được dự đoán sẽ kéo dài hơn 4 tuần, thì mở thông dạ dày qua nội qua da (PEG) sẽ thích hợp hơn ống thông mũi dạ dày (NGT). Ống PEG cải thiện tình trạng dinh dưỡng, ít bị thất bại trong điều trị hơn so với NGT, đồng thời chúng cho phép bệnh nhân nhận đủ dinh dưỡng trong khi lượng ăn vào được ổn định. Trong một nghiên cứu, hơn một nửa số bệnh nhân được đặt ống PEG do khả năng dung nạp thức ăn đặc kém cuối cùng đã có thể tiếp tục cho ăn bằng đường miệng. Nếu bệnh nhân có thể dung nạp được chất lỏng qua đường uống thì thực phẩm bổ sung y tế phải tuân theo độ đặc được quy định cho bệnh nhân.

 

Việc ghi lại lượng thức ăn ăn vào, bao gồm lượng chất lỏng và thức ăn qua đường ruột, là cần thiết ở tất cả các giai đoạn điều trị chứng khó nuốt. Khi lượng ăn qua đường miệng đạt đến nhu cầu về năng lượng và protein, bệnh nhân nên bắt đầu dừng truyền dinh dưỡng qua đường ruột. Nhận thức được gánh nặng tâm lý và xã hội của chứng khó nuốt, việc tạo ra phương pháp điều trị cá nhân hóa và cung cấp hỗ trợ ăn uống có thể góp phần tăng lượng thức ăn ăn vào và duy trì cân nặng ở người lớn tuổi.

 

ThS.BS Phạm Thị Lan Phương – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về Tiêu hóa và Dinh dưỡng uy tín hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ:

 

   BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
   – Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
   – Tổng đài đặt lịch khám: 19001902
   – Fanpage: Facebook.com/bvvietduc
   – Website: Benhvienvietduc.org

Tagged in: Tags: