Những điều người bệnh cần lưu ý trước và sau khi ghép thận

22/12/2021 09:16

1. Trước phẫu thuật

 

Trước phẫu thuật, người bệnh sẽ được đặt Catherter tĩnh mạch trung tâm tại phòng mổ; đặt sonde tiểu; đặt 02 dẫn lưu áp lực hút âm (dẫn lưu ra dịch ngoài). Vết mổ thường dài khoảng 16cm; người bệnh mổ ghép thận thường đau ít nên các bác sĩ chỉ kê các thuốc giảm đau thông thường như: Perfalgan, Morphin (hiếm khi dùng).

 

– Chế độ ăn

 

+ Bữa sáng: có thể ăn bình thường

 

+ Bữa trưa: ăn thức ăn dễ tiêu, hạn chế chất xơ (cháo, súp, sữa)

 

+ Bữa tối: ăn từ 17 giờ (cháo, súp, sữa)

 

+ Tuyệt đối nhịn ăn, nhịn uống hoàn toàn từ sau 21 giờ

 

+ Báo lại cho nhân viên nếu thấy đói không chịu được để truyền dịch.

 

– Chế độ vệ sinh

 

+ Cắt ngắn móng tay, chân (tẩy sơn móng nếu có)

 

+ Tháo răng giả, tháo đồ trang sức (nếu có)

 

+ Làm sạch bộ phận sinh dục

 

– Chuẩn bị đại tràng

 

+ Lần 1: 18 giờ bệnh nhân được phát 01 gói Fortrans pha với 1 lít nước uống trong 1 giờ (từ 18 giờ đến 19 giờ).

 

+ Lần 2: 5 giờ người bệnh được thụt 01 tuýp Usefma nhịn 5-7 phút mới đi ngoài.

 

Chú ý: Khi đi ngoài người bệnh theo dõi phân nếu không đi ngoài được hoặc đi ngoài phân có máu hoặc có bất kì dấu hiệu nào báo cho nhân viên.

 

– Hướng dẫn tắm gội trước mổ:

 

+ Lần 1: Tắm gội sau khi tháo thụt (trước khi đi ngủ tối ngày trước mổ)

 

+ Lần 2: Sau khi tháo thụt lần 2 xong (6 giờ 30).

 

Trước phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê khám trước mổ; phẫu thuật viên sẽ giải thích phương pháp, diễn biến cuộc mổ cho người bệnh và người nhà. Vào ngày phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thay quần áo vô trùng, đội mũ, đeo khẩu trang, đánh dấu vết mổ, băng lại sau đó được chuyển lên phòng mổ.

 

2. Chăm sóc sau phẫu thuật

 

Ba ngày đầu sau mổ, người bệnh nằm phòng cách ly có chế độ chăm sóc đặc biệt của nhân viên y tế sau đó người bệnh được tắm, gội đầu và được chuyển sang phòng sạch.

 

Bác sĩ sẽ thăm khám người bệnh vào 7 giờ sáng hàng ngày hoặc bất cứ lúc nào khi có bất thường. Chỉ định rút Catherter tĩnh mạch trung tâm vào ngày thứ 3 sau mổ; Rút sonde tiểu vào ngày thứ 4-5 tùy vào tình trạng người bệnh.

 

– Chế độ dùng thuốc chống thải ghép và lấy mẫu xét nghiệm:

 

Người bệnh uống thuốc chống thải ghép vào 8 giờ và 20 giờ hàng ngày. Chế độ dùng thuốc này được duy trì lâu dài sau ghép; Lấy máu xét nghiệm nồng độ thuốc thải ghép lúc 8 giờ trước khi uống thuốc.

 

– Chế độ ăn:

 

Ăn đúng giờ vào 2 bữa sáng và tối (6 giờ và 18 giờ) đảm bảo ăn trước giờ uống thuốc 2 giờ hoặc sau khi uống thuốc 1 giờ. Hai ngày đầu sau mổ người bệnh chỉ ăn nước cháo nhạt, sữa (thường uống); Ngày thứ 3 có thể ăn cháo đặc. Những ngày tiếp theo tùy vào tình trạng mà người bệnh có thể ăn cháo, súp, ăn cơm, rau xanh, hoa quả (trừ quả bưởi).

 

– Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật:

 

Người bệnh có thể được cho ngồi dạy ngay ngày đầu sau mổ; Từ ngày thứ 2 hướng dẫn người bệnh tập hít thở với bộ dụng cụ hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ cho người bệnh đứng dậy, kiểm tra cân nặng. Từ ngày thứ 4 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng quanh phòng bệnh.

 

– Các nguy cơ có thể xảy ra khi phẫu thuật và hậu phẫu:

 

+ Thải ghép cấp: Là nguy cơ thường gặp hơn cả (10-20%)

 

+ Mạch máu: hẹp động mạch thận ghép, huyết khối động mạch, huyết khối tĩnh mạch.

 

+ Tiết niệu: Rò nước tiểu sau mổ do rò niệu quản, hẹp miệng nối niệu quản bàng quang.

 

+ Chảy máu: Vết mổ, đái máu, tụ máu quanh thận,

 

+ Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng vết mổ, áp xe tồn dư, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi.

 

+ Rò dưỡng chấp.

 

Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tập huấn trực tuyến: Quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm cập nhật kiến thức trong chẩn đoán, điều trị cho các y, bác sĩ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị cho người bệnh, ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Quy trình chạy thận nhân…

Xem tiếp

Kết nối Facebook