Lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh sau ghép gan

17/11/2023 08:48

 

Vai trò của gan trong dinh dưỡng cho bệnh nhân sau thải ghép

 

Gan là cơ quan trao đổi chất lớn nhất và quan trọng nhất, đóng vai trò then chốt trong việc chuyển hóa carbohydrate, chất béo, protein và vitamin cũng như vận chuyển lipid, sản xuất và bài tiết mật, các quá trình liên quan đến cơ và chuyển hóa protein. Gan là cơ quan trung tâm giúp ổn định tình trạng dinh dưỡng.

 

Những tiến bộ trong chăm sóc sau ghép tạng và quản lý thải ghép đã cải thiện kết quả cho bệnh nhân sau ghép gan rõ rệt. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng là một vấn đề có liên quan yếu tố quyết định sự tiến triển của bệnh gan, vì nó làm giảm albumin máu và thúc đẩy sự mất cân bằng điện giải. Suy dinh dưỡng protein năng lượng là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân bệnh gan giai đoạn cuối đang chờ ghép. Suy dinh dưỡng thiếu năng lượng trường diễn phổ biến hơn ở những người mắc bệnh gan mất bù, tức là những người với cổ trướng, bệnh não gan hệ cửa, xuất huyết tăng áp lực tĩnh mạch cửa và bệnh nhân nhập viện vì bệnh gan do rượu. Chẩn đoán suy dinh dưỡng trong bệnh gan giai đoạn cuối được xác định bằng tình trạng teo cơ rõ rệt và mất lớp mỡ dưới da. 

 

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân có thể xấu đi nhanh chóng trong giai đoạn hậu phẫu do stress trong  sau phẫu thuật, điều trị ức chế miễn dịch, biến chứng sau can thiệp, dị hóa do thời gian nhịn ăn. Do đó việc can thiệp về dinh dưỡng trong phẫu thuật ghép gan là quan trọng. Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như điều chỉnh lượng vitamin và thiếu vi chất dinh dưỡng  để duy trì chức năng gan còn lại, cải thiện sức khỏe của bệnh nhân sau ghép gan.

 

 

Lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh sau ghép gan

 

Tùy giai đoạn của bệnh mà có chế độ ăn phù hợp:

 

– Trong giai đoạn sau ghép 3 ngày, nên khởi động từ mức năng lượng 10-15kcal/kg/ngày.

 

– Sau đó, tăng dần dinh dưỡng đường tiêu hóa. Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm (súp, sữa), sau đó chuyển dần sang dạng đặc hơn (cháo, cơm).

 

– Đảm bảo đủ năng lượng: 25-35 kcal/kg cân nặng/ngày.

 

– Chất đạm: 1.5-2g/kg cân nặng/ngày.

 

– Những bệnh nhân béo phì nên được cung cấp năng lượng nhiều hơn so với mức năng lượng 30kcal/kg/ngày.

 

– Chất béo: nên cung cấp từ 62-102g/ngày.

 

– Chất bột đường: Duy trì 45-55% nhu cầu năng lượng.

 

– Lượng nước: 40 ml/kg cân nặng/ngày (khoảng 2-2,5 lít/ngày).

 

– Lượng muối: 4-6g/ngày.

 

– Bổ sung vitamin và khoáng chất, cung cấp Canxi và Vitamin D để dự phòng loãng xương.

 

– Hạn chế nhiễm khuẩn do thức ăn.

 

Lựa chọn thức ăn dạng mềm lỏng trong giai đoạn đầu để giúp ổn định hệ tiêu hóa

 

ThS.BS Phạm Thị Lan Phương – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tagged in: Tags: dinhduong , ghepgan ,

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến tuyển sinh 2024: Chủ đề “Hiểu đúng ngành – Chọn đúng nghề”

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công…

Xem tiếp

Kết nối Facebook