Làm thế nào để ngăn ngừa chấn thương sọ não
14/03/2022 07:34
Hôn mê là gì và một số bệnh nhân có thể bị hôn mê mãi mãi sau chấn thương sọ não hay không?
Thuật ngữ “hôn mê” thường được sử dụng để mô tả một trạng thái suy giảm ý thức kéo dài trong đó khả năng đáp ứng với các kích thích của một người bị giảm đáng kể. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều năm. Thuật ngữ “trạng thái thực vật” được sử dụng để mô tả những người không hồi phục sau tình trạng hôn mê sau chấn thương của họ. Trên thực tế, bệnh nhân chấn thương sọ não càng nặng thì khả năng bệnh nhân rơi vào “trạng thái thực vật” sau đó càng cao và kéo dài, thậm chí suốt đời, mặc dù đa phần bệnh nhân đều phục hồi sau quá trình điều trị với các mức độ khác nhau.
Bệnh nhân chấn thương sọ não sẽ hồi phục thế nào?
Rất khó có thể dự đoán chính xác sự phục hồi của một bệnh nhân chấn thương sọ não cụ thể bởi mỗi bệnh nhân có đặc điểm tổn thương khác nhau và quá trình phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là phải theo dõi mức độ hoạt động tăng dần khi hồi phục sau chấn thương. Hầu hết bệnh nhân sẽ bình phục sau chấn thương não nhẹ và quá trình hồi phục thường thuận lợi hơn khi bạn lắng nghe cơ thể và cho não thời gian để chữa lành.
Một số điều cần lưu ý trong quá trình phục hồi:
Ngủ đủ giấc
Ăn uống lành mạnh, uống đủ nước.
Nghỉ giải lao, tránh làm việc căng thẳng.
Không uống rượu hay sử dụng các chất kích thích khác như cafe, thuốc lá…khi đang hồi phục sau chấn thương sọ não
Nếu bạn tập thể dục, hãy tập rất nhẹ ban đầu
Thời gian cho việc phục hồi khác nhau. Người lớn tuổi hay có bệnh nền có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Những người cố gắng làm mọi việc sớm và không kiểm soát được các triệu chứng của họ có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc ngày càng nặng hơn, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ về các triệu chứng này.
Phải mất bao lâu để khỏi bệnh?
Chấn thương sọ não có xu hướng chữa lành chậm. Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Đối với Chấn thương sọ não mức độ trung bình hay nặng, một số triệu chứng có thể hết trong vài tháng hoặc vài năm, trong khi những triệu chứng khác có thể tồn tại suốt đời.
Khi nào thì bắt đầu phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau chấn thương sọ não?
Phục hồi chức năng là quá trình giúp một người đạt được chức năng tối đa của mình sau bệnh tật. Quá trình này bắt đầu ngay lập tức, ngay cả khi người bị chấn thương sọ não đang trong trạng thái hôn mê. Có thể có các vấn đề liên quan đến vận động, trí nhớ, sự chú ý, suy nghĩ chậm chạp, khó nói và ngôn ngữ, các vấn đề về hành vi và thay đổi tính cách. Những vấn đề này, có thể tồn tại trong một thời gian dài, nên sẽ được hồi phục từ từ trong quá trình phục hồi chức năng.
Khả năng một người trở lại cuộc sống bình thường sau khi bị chấn thương sọ não là bao nhiêu?
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Điều này sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Mặc dù không có gì đảm bảo, nhưng nhiều bệnh nhân đã đạt được những bước tiến phục hồi đáng kể. Có nhiều bệnh nhân tiếp tục cải thiện đôi khi nhiều năm sau khi bị chấn thương sọ não, và trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể trở về với những người thân gia đình và sống có mục đích, ý nghĩa.
Làm thế nào để bạn có thể ngăn ngừa chấn thương sọ não?
Những người có nguy cơ cao bị chấn thương sọ não có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn để giúp bảo vệ chính mình. Điều này bao gồm:
Tập thể dục thường xuyên để duy trì và cải thiện sức mạnh và sự cân bằng.
Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe máy hoặc mang thiết bị bảo vệ đầu phù hợp với các môn thể thao tiếp xúc và các hoạt động giải trí, chẳng hạn như đi xe đạp, leo núi…
Cải thiện sự an toàn trong nhà cho người cao tuổi bằng cách loại bỏ nền nhà trơn trượt và các vật liệu nguy hiểm khi ngã khác và lắp các thanh vịn.
Làm cho ngôi nhà trở nên an toàn với trẻ em với cổng cầu thang, thanh chắn giường, tấm bảo vệ cửa sổ và neo đồ nội thất.
Sử dụng dây an toàn, điều chỉnh tựa đầu đúng cách và sử dụng ghế ô tô đúng cách
Phòng Công tác xã hội
-
Ung thư phổi di căn não nguy hiểm như thế nào?
16/09/2024 05:48
-
Kiểm soát đau: Các phương pháp giảm đau cho người bệnh
09/09/2024 05:38