Bệnh hẹp khí quản là gì?

24/06/2024 07:00

Hẹp khí quản là tình trạng thu hẹp đường kính của khí quản, ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi. Hẹp khí quản có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

1. Nguyên nhân gây nên bệnh lý hẹp khí quản:

 

Đặt nội khí quản: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp khí quản.

 

Phẫu thuật khí quản: Cắt bỏ một phần khí quản do ung thư, chấn thương,… có thể dẫn đến sẹo hẹp.

 

Chấn thương: Tai nạn giao thông, chấn thương ngực,… có thể gây tổn thương khí quản dẫn đến sẹo hẹp.

 

Nhiễm trùng: Viêm thanh quản, khí quản do vi khuẩn, virus,… có thể dẫn đến sẹo hẹp.

 

Bẩm sinh: Một số trẻ em sinh ra đã có khí quản bị hẹp do bất thường bẩm sinh.

 

2. Yếu tố nguy cơ:

 

– Thời gian đặt nội khí quản: Nguy cơ sẹo hẹp khí quản tăng cao nếu thời gian đặt nội khí quản kéo dài.

 

Người bệnh có mở khí quản

 

– Kích thước ống nội khí quản: Nguy cơ sẹo hẹp khí quản tăng cao nếu kích thước ống nội khí quản không phù hợp.

 

– Tình trạng bệnh lý: Người bệnh có các bệnh lý về tim mạch, phổi, đái tháo đường,… có nguy cơ cao bị sẹo hẹp khí quản.

 

– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng trong quá trình đặt nội khí quản hoặc phẫu thuật khí quản có thể làm tăng nguy cơ sẹo hẹp.

 

3. Triệu chứng:

 

Chăm sóc người bệnh thở máy

 

– Khó thở, nhất là khi gắng sức hoặc hoạt động.

 

– Khò khè, tiếng thở rít.

 

– Ho, đặc biệt là ho khan.

 

– Tức ngực.

 

– Mệt mỏi.

 

– Da xanh tím do thiếu oxy.

 

– Khó nuốt.

 

– Nói khàn giọng.

 

PGS.TS Phạm Hữu Lư – Phó Trưởng khoa Ngoại Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

 

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến tuyển sinh 2024: Chủ đề “Hiểu đúng ngành – Chọn đúng nghề”

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công…

Xem tiếp

Kết nối Facebook