Phục hồi chức năng sau xuất viện cho người mắc Covid-19

18/03/2022 08:08

Hậu Covid-19 là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm, lo lắng, nhất là những người vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh. Nhằm giúp người bệnh Covid-19 nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe và các chức năng sinh hoạt hàng ngày, sớm trở lại công việc thường ngày và hòa nhập cộng đồng, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh Covid-19 sau khi xuất viện.

Người bệnh Covid-19 sau xuất viện cần tập PHCN để nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe và các chức năng sinh hoạt hàng ngày,

 

Lượng giá chức năng khi xuất viện:

 

Lượng giá phục hồi chức năng bao gồm: Dấu hiệu sinh tồn, tổn thương phổi trên phim, tri giác nhận thức, khả năng gắng sức, sức mạnh cơ hô hấp, sức mạnh cơ tay, cơ chân, tầm vận động của khớp, lượng giá chức năng thăng bằng (bằng thang điểm Berg), tình trạng dinh dưỡng, tâm lý… để chỉ định các kỹ thuật tập PHCN tại nhà phù hợp.

 

Chỉ định phục hồi chức năng:

 

Trong giai đoạn này, người bệnh cần được hướng dẫn tập thở, tập luyện thể lực phù hợp lứa tuổi và tình trạng người bệnh theo các tài liệu hướng dẫn hoặc tờ rơi phát cho người bệnh.

a) Đối với người bệnh viêm phổi thể nhẹ, khi ra viện cần hướng dẫn người bệnh tăng cường tập các bài tập vận động, các bài tập thở và điều chỉnh tâm lý.

b) Đối với người bệnh đã từng bị thể nặng hoặc nguy kịch, khi ra viện cần đánh giá về tổn thương chức năng phổi của người bệnh và đưa ra phương án phục hồi chức năng tổng hợp gồm: tập vận động, tập thở, tâm lý trị liệu, dinh dưỡng theo từng trường hợp.

– Lựa chọn mỗi nhóm kỹ thuật một hoặc nhiều bài tập phù hợp với tình trạng người bệnh và điều kiện trang thiết bị cho phép. Các nhóm bao gồm:

+ Tập các kiểu thở, tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: Bóng, spiroball…

+ Kỹ thuật tống thải đờm: Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động hoặc kỹ thuật dẫn lưu tư thế, kỹ thuật ho hữu hiệu…

+ Các bài tập giãn cơ với dụng cụ: Tập với thang tường, tập với ròng rọc…

+ Tập tăng sức mạnh của chi: Tập tăng sức mạnh sức bền chi với dụng cụ, tập với ghế tập mạnh cơ tứ đầu đùi, tập leo cầu thang, tập với xe đạp tập.

+ Các bài tập làm tăng sức bền, sức mạnh cơ như đi bộ, tập với dây cao su, dây lò xo, tập tạ, tập với xe đạp tập, tập đi trên máy thảm lăn (Treadmill)….

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang thăm khám cho người bệnh.

Lưu ý: Người bệnh có thang điểm Berg từ 41 – 56 điểm:

Người bệnh có nguy cơ ngã thấp, trong quá trình luyện tập cần có sự theo dõi của người thân. Người bệnh có thang điểm Berg từ 0 – 41 điểm: Người bệnh có nguy cơ ngã cao và trung bình, trong quá trình tập luyện cần có sự hỗ trợ của người thân.

 

Phòng Công tác xã hội

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến tuyển sinh 2024: Chủ đề “Hiểu đúng ngành – Chọn đúng nghề”

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công…

Xem tiếp

Kết nối Facebook