Tổn thương dây chằng bên trong khớp gối
01/11/2021 07:45
Tổn thương dây chằng bên trong khớp gối thường gặp trong thể thao, cũng có thể gặp sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động cũng như trong sinh hoạt thường ngày.
Đặc điểm dây chằng bên trong có thể bán phần hoặc hoàn toàn, dây chằng này có đặc điểm là hồi phục 1 phần hoặc hồi phục hoàn toàn sau quá trình điều trị mà không cần thiết phải điều trị phẫu thuật.
TRIỆU CHỨNG
Đau nhiều ở mặt trong của diện khớp gối.
Sưng nề, có biểu hiện viêm bề ở mặt nổi của khớp gối.
Nếu tổn thương nặng, người bệnh cảm thấy gối không vững và đặc biệt khi đứng có xu hướng nghiêng bàn chân ra ngoài.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
– Để chẩn đoán xác định
+ Cần thăm khám kỹ lâm sàng
+ X-quang có quy ước
+ Chụp MRI
– Với tổn thương không hoàn toàn, điều trị bảo tồn mang lại kết quả tốt: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng chun, dùng thuốc giảm đau, chống viêm nề.
– Với tổn thương hoàn toàn thì việc điều trị bảo tồn cũng nên đặt ra trước khi điều trị phẫu thuật, cần có nẹp trợ đỡ, vật lý trị liệu theo quy trình.
Nếu điều trị bảo tổn không đạt kết quả thì cần 2-3 tháng tiếp theo để điều trị vật lý trị liệu trước khi phẫu thuật.
Nếu trong trường hợp có kèm theo tổn thương nhiều dây chằng thì xem xét phẫu thuật sẽ được đặt ra.
CHĂM SÓC SAU MỔ
Dùng nẹp bất động qua gối trong 6 tuần (có thể làm ống bột tròn kín).
Cần tập luyện PHCN theo chỉ dẫn, có kỹ thuật viên phục hồi tập luyện từ ngày thứ 5 sau mổ.
Vận động nhẹ nhàng sau 3 tháng.
Hoạt động thể thao sau 6 tháng có nẹp hỗ trợ.
Nếu có kèm theo tái tạo dây chằng chéo trước hoặc chéo sau thì phải sau 12 tháng mới được chơi thể thao đỉnh cao.
Phòng Công tác xã hội
-
Ung thư phổi di căn não nguy hiểm như thế nào?
16/09/2024 05:48
-
Kiểm soát đau: Các phương pháp giảm đau cho người bệnh
09/09/2024 05:38