Chăm sóc người bệnh sau thủ thuật mở khí quản

26/08/2024 06:51

 

1. Đại cương

Hiện nay, ngày càng có nhiều bệnh nhân được mở khí quản cả trong và ngoài viện, đặc biệt rất thường gặp tại khoa gây mê và hồi sức tích cực. Mở khí quản là thủ thuật mở da, cơ cổ để đưa dụng cụ (Canuyn) vào khí quản, tạo đường thông cho khí đi vào phổi mà không qua đường mũi họng để duy trì hô hấp.

2. Chỉ định mở khí quản

Cấp tính: là trường hợp cấp cứu để duy trì đường thở mà không thể đặt nội khí quản bằng đường miệng được như chấn thương vùng đầu mặt cổ phức tạp, bất thường, thay đổi cấu trúc vùng đầu mặt cổ mà bệnh nhân cần gây mê toàn thân.
Trong khoa hồi sức: thường sử dụng ở bệnh nhân thở máy với thời gian dài.
Mở khí quản vĩnh viễn: khuyến nghị ở những người bị suy hô hấp mạn tính, rối loạn nuốt hoặc ở những người mắc bệnh thần kinh cơ như bệnh nhược. Mở khí quản cũng có thể được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa trường hợp cổ họng bị thu hẹp đáng kể và việc mở khí quản được thực hiện để đảm bảo sự thông suốt, tránh bị tắc.

Mở khí quản giúp đưa Canuyn vào khí quản

3. Mục đích của mở khí quản trong hồi sức

Giảm công thở: Ống mở khí quản làm giảm đáng kể chiều dài đường thở so với ống nội khí quản dẫn đến công hô hấp được giảm đáng kể.

Chăm sóc đường thở dễ dàng hơn: Mở khí quản giúp hút đm nhớt ở vùng miệng, khí quản dễ hơn để giảm nguy cơ viêm phổi cho người bệnh.

Bệnh nhân được đặt ống mở khí quản sẽ dễ cai máy thở hơn, khi bệnh nhân ổn định có thể được điều trị ngoại trú tại nhà. Người bệnh vẫn có thể tự chăm sóc được mở khí quản tại nhà.

4. Các loại nòng mở khí quản

Bằng nhựa loại 1 nòng: ng bằng nhựa không có nòng trong và cần phải thay mỗi 5-7 ngày. Loại này có thể có bóng hoặc không có bóng chèn.

Loại 2 nòng: Nòng ngoài và nòng trong, nòng trong có thể lấy ra vệ sinh mỗi ngày, nòng trong còn có loại có cửa sổ để tập thở đường mũi cho người bệnh và người bệnh có thể nói được khi sử dụng mở khí quản loại này.

Loại thông dụng có bóng chèn

Loại mở khí quản có 2 nòng, có cửa sổ

 

5. Chăm sóc bệnh nhân sau thủ thuật

Sau khi mở khí quản, vùng da xung quanh lỗ phẫu thuật sẽ cần được làm sạch nhiều lần trong ngày giúp ngăn ngừa mẩn đỏ do độ ẩm cao. Ngoài ra cần làm sạch ống mở khí quản mỗi ngày. Ống mở khí quản có thể cần thay mới sau mỗi 1 đến 3 tháng. Người nhà bệnh nhân cũng sẽ cần được hướng dẫn về việc hút các mảng bám và dịch nhầy ra khỏi ống. Quá trình hít thở bằng đường ống có thể khiến bệnh nhân ho và cảm giác khó thở. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh nhân sẽ quen với cảm giác này hơn. Khi bệnh nhân có thể thở tự nhiên trở lại và khi không còn lo sợ về các rối loạn nuốt, ống mở khí quản sẽ được rút ra. Sau khi ống mở khí quản được lấy ra, trong hầu hết các trường hợp, lỗ thông sẽ tự động đóng lại trong vòng vài ngày. Chỉ có một vết sẹo vẫn còn nhìn thấy được.

 

Ths.BS Nguyễn Thị Nhâm, Khoa Hồi sức tích cực 1, Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 

 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý uy tín hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ:

 

   BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
   – Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
   – Tổng đài đặt lịch khám: 19001902
   – Fanpage: Facebook.com/bvvietduc
   – Website: Benhvienvietduc.org

Tư vấn trực tuyến

Tập huấn trực tuyến: Quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm cập nhật kiến thức trong chẩn đoán, điều trị cho các y, bác sĩ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị cho người bệnh, ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Quy trình chạy thận nhân…

Xem tiếp

Kết nối Facebook