Vai trò của Ngân hàng mô trong Ghép tạng

05/07/2021 07:53

Ngân hàng mô của Bệnh viện HN Việt Đức là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác số 75/2006/QH11 và Nghị định 118/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô, theo giấy phép hoạt động số 555/BYT-GPHĐNHM và Quyết định số 195/QĐ-VĐ năm 2018 về việc thành lập Ngân hàng mô thuộc Bệnh viện HN Việt Đức.

Ghép tạng là bước tiến lớn của y học thế kỷ XX, trong đó kỹ thuật khâu nối mạch máu trong ghép các cơ quan như: ghép tim, gan, thận… đóng vai trò quan trọng đối với thành công của ca ghép.  

 

Để giúp kỹ thuật nối mạch máu thuận lợi, các phẫu thuật viên thường xuyên sử dụng các đoạn mạch (đồng loài hoặc nhân tạo) để mở rộng đường kính hoặc kéo dài các đoạn mạch. So với đoạn mạch nhân tạo thì đoạn mạch đồng loài (homograft) có rất nhiều ưu điểm, trong đó quan trọng nhất là tránh cho bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông. Đoạn mạch đồng loài được lấy từ những người hiến tạng chết não, có thể lấy được tối đa các đoạn mạch từ hệ thống động mạch chủ, động mạch chậu… Các đoạn mạch này sẽ được bảo quản trong ngân hàng mô theo quy trình đặc biệt còn tế bào sống với thời gian bảo quản lên tới 5 – 10 năm, chỉ cần rã đông trong 1 giờ đồng hồ là có thể sử dụng được.

 

Trong các phẫu thuật ghép tạng thì phẫu thuật ghép gan từ người hiến sống (chỉ lấy một phần gan phải hoặc trái để ghép) sử dụng rất nhiều các đoạn mạch đồng loài bảo quản từ ngân hàng mô. Ngoài ra, trong các phẫu thuật ghép thận, có nhiều trường hợp tĩnh mạch thận của người hiến ngắn hơn khi ghép vào người nhận, cần sử dụng các tĩnh mạch homograft từ ngân hàng mô để tạo hình nối dài tĩnh mạch thận.

de Villa, V. H., C. L. Chen, Y. S. Chen et al 2003. Right lobe living donor liver transplantation-addressing the middle hepatic vein controversy. Ann Surg 238:275-82

Dưới đây là phác đồ hướng dẫn lấy gan phải có kèm đoạn tĩnh mạch gan giữa trong ghép gan, các trường hợp này đều cần tạo hình tĩnh mạch gan giữa bằng đoạn mạch bảo quản (homograft).

Sung-Gyu Lee, S., K. Min Park, S. Hwang, K. Hun Kim, D, (2002). “Modified right liver graft from a living donor to prevent congestion”. Transplantation 74:54-9

Tác giả Sung Gyu Lee đề xuất phương pháp mảnh ghép gan phải cải tiến; mọi mảnh ghép gan phải đều không có tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan giữa được tạo hình lại từ tĩnh mạch của hạ phân thuỳ V và hạ phân thuỳ VIII (V5 và V8).

Kỹ thuật tạo cầu nối cho các nhánh tĩnh mạch hạ phân thùy 5-8

Vì vậy ngân hàng mô có nhiều vai trò trong phát triển ghép tạng, cụ thể:

Lưu trữ và bảo quản các đoạn mạch đồng loài (homograft), ứng dụng trong các phẫu thuật ghép tạng, đặc biệt là ghép gan và ghép thận từ người hiến sống.

 

Ngân hàng mô của Bệnh viện HN Việt Đức là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác số 75/2006/QH11 và Nghị định 118/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô, theo giấy phép hoạt động số 555/BYT-GPHĐNHM và Quyết định số 195/QĐ-VĐ năm 2018 về việc thành lập Ngân hàng mô thuộc Bệnh viện HN Việt Đức. Đây là địa chỉ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học, sản xuất cung ứng trao đổi mô với các ngân hàng khác, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. 

 

Thế giới hiện nay đã và đang bước vào kỷ nguyên của y học tái tạo và tái sinh với hơn 300 ngân hàng mô được thành lập ở 46 quốc gia. Việc ra đời Ngân hàng mô đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được đánh giá là có ý nghĩa lịch sử với ngành y tế Việt Nam và quan trọng hơn, như lời phát biểu của GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức: “Mục tiêu cuối cùng của tiến bộ y học đó là trả lại được ngày càng nhiều chức năng cho cơ thể và cơ hội cứu sống con người sẽ ngày càng nhiều hơn”.

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về những điều cần biết sau ghép gan cũng như chế độ sinh hoạt, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh, Bệnh viện HN Việt Đức sẽ tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề “NHỮNG LƯU Ý SAU GHÉP GAN”.
 
Chương trình sẽ được phát vào lúc 15h00 ngày 7 tháng 7 năm 2021 (Thứ Tư), trực tiếp trên các kênh truyền thông của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức:
 
► Fanpage: Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức – VietDuc University Hospital
 
 
Khách mời:
PGS.TS. TTUT NGUYỄN QUANG NGHĨA
Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam
Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ghép tạng Việt Nam
 
Thế mạnh chuyên môn:
Phẫu thuật gan, mật, tụy.
Phẫu thuật Ghép tạng (gan, thận).
 
THS.BS ĐỖ TẤT THÀNH
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bác sĩ Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Phó Chủ tịch thường trực Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam
Phó trưởng Bộ môn Phẫu thuật Thực nghiệm, Trường Đại học Y Hà Nội.
 
Thế mạnh chuyên môn sâu:
Ngoại khoa và Dinh dưỡng.
 
► Quý khán giả quan tâm có thể đặt câu hỏi trên Fanpage và kênh Youtube của bệnh viện để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

 

Ths. BS Dương Công Nguyên – Ngân hàng mô, Bệnh viện HN Việt Đức

Tagged in: Tags: