[Livestream] Chương trình tư vấn trực tuyến Y học Việt Đức: Chủ đề “Chăm sóc người bệnh giảm đau sau phẫu thuật”
05/09/2024 14:42
Đau là một trong những lý do phổ biến khiến cho người bệnh phải đến bệnh viện. Đau là vấn đề lớn trên toàn cầu, mỗi năm người ta ước tính rằng cứ 5 người thì có 1 người phải chịu đựng những cơn đau. Đau sau phẫu thuật gây nhiều biến loạn ở các cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, nội tiết, tăng quá trình viêm… Hậu quả là đau sau mổ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi sức khỏe và tâm lý người bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ngay cả Liên Hiệp Quốc (UN) đã coi việc điều trị đau là vấn đề nhân quyền và coi điều trị đau là một trong những mục tiêu cơ bản của chăm sóc y tế hiện nay. Trong Thông tư hướng dẫn công tác Gây mê hồi sức số 13/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2012, Bộ Y tế đã đưa công tác chống đau trở thành một trong những nhiệm vụ chính khác như tiền mê, hồi tỉnh, hồi sức. Đau còn được coi là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 cần phải được nhận định khi chăm sóc người bệnh. Quản lí đau tốt làm giảm thời gian nằm viện do đó giảm chi phí chăm sóc.
Để giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc người bệnh giảm đau sau phẫu thuật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề “Chăm sóc người bệnh giảm đau sau phẫu thuật” vào 15h00 ngày 11 tháng 9 năm 2024 (thứ Tư). Chương trình sẽ phát trực tiếp trên các kênh truyền thông của bệnh viện:
Fanpage: facebook.com/bvvietduc
Youtube: youtube.com/benhvienvietduc1906
KHÁCH MỜI
ThS. Trần Quang Phúc
Điều dưỡng trưởng Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Giảng viên trường Cao đẳng Y tế và Thiết bị Việt Đức
Hội viên chi hội Điều dưỡng phòng mổ
Hội viên chi hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt Nam
Hội viên hội Điều dưỡng Việt Nam
Thế mạnh chuyên môn
Chăm sóc người bệnh trong (phòng mổ) và sau phẫu thuật (giai đoạn hồi tỉnh).
Giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật
Quý khán giả quan tâm có thể đặt câu hỏi trên Fanpage và kênh Youtube của bệnh viện phát sóng trực tiếp lúc 15h00h ngày 11 tháng 9 năm 2024 (thứ Tư) để được chuyên gia tư vấn trực tiếp hoặc gọi điện đến Tổng đài CSKH 19001902.
Phòng Công tác xã hội