Cứu bệnh nhân vỡ tim, tính mạng chỉ được tính bằng giây
20/07/2018 09:29
Trong lúc lái xe, bệnh nhân 55 tuổi (tại Tân Yên, Bắc Giang) đã gặp tai nạn giao thông ngực va đập mạnh vào vô lăng lái xe. Cú va đập mạnh khiến bệnh nhân bị vỡ tim.
Bệnh nhân đã được sơ cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh sau đó nhanh chóng được đưa tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng cấp cứu. Bệnh nhân đau ngực dữ dội, khó thở, môi tím ngắt…
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho hay, cách đây 3 tuần, bệnh nhân vào viện, được chẩn đoán vỡ tim, vỡ tiểu nhĩ do va đập mạnh và đột ngột. Đây là một trường hợp hy hữu và khó xử lý.
Theo PGS Ước, bệnh nhân chấn thương tim thường bị dập tim tụ máu, nặng nhất quả tim đứt rời rơi ra ngoài. Nếu gặp phải chấn thương nhẹ thì hơi đau, nhưng nặng thì tim sẽ vỡ nát, dập. 90% số bệnh nhân chấn thương nặng sẽ chết ngay sau tai nạn. Bệnh nhân bị vỡ tim nếu không mổ kịp thời ngay có thể sẽ tử vong. Tính mạng của bệnh nhân được tính bằng giây.
“Ca vỡ tim đầu tiên giáo sư Ước mổ năm 1995 rất thành công. Bệnh nhân hiện vẫn sống. Hầu hết vỡ tim thường bị chẩn đoán nhầm ổ bụng. Nguyên nhân vỡ tim do va đập mạnh trực tiếp, giảm gia tốc đột ngột, trong lúc đó buồng tim chứa máu quả tim bị vỡ ra. Chẩn đoán vỡ tim rất khó do các triệu chứng mơ hồ, dễ chẩn đoán nhầm, tuy nhiên hiện nay nhờ các phương tiện hiện đại, chẩn đoán dễ hơn”, PGS. Ước cho hay.
Ngoài bệnh nhân vỡ tim, bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân 25 tuổi gặp tai nạn bạo lực, bị vật sắc nhọn đâm vào tim. Bệnh nhân đã được sơ cứu ở bệnh viện tỉnh rồi chuyển vào Việt Đức.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tổn thương tim, đau ngực, khó chịu, sát động mạch phải. Bệnh nhân đã được mổ xử lý tốt, bệnh nhân hồi phục và ra viện vài ngày tới. Đặc điểm bệnh nhân thuộc vào thể trung gian vừa chảy máu và vừa bị ép tim (đau ngực, khó chịu). Theo BS, việc xử lý các vết thương tim, mổ cầm máu tại chỗ cho bệnh nhân sẽ tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
“Số lượng vết thương tim tại Việt Đức đã giảm được, vết thương tim nếu còn sống khi tới Việt Đức sẽ cố gắng không để bệnh nhân bị chết. Bệnh viện đã tiếp cận với bệnh nhân nhanh nhất và chuyển thẳng bệnh nhân vào phòng mổ. Đối với vết thương tim, phải nhanh chóng mổ và cầm máu cho bệnh nhân”, PGS.Ước nói.
GS. Ước khuyến cáo với bệnh nhân có tổn thương tim cần phải nhanh chóng đưa tới các bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh. Nếu các bệnh viện tuyến tỉnh yêu cầu phải mổ thì nên mổ vì chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có thể khiến cho bệnh viện chết trên đường chuyển tuyến.
Bệnh nhân đã được sơ cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh sau đó nhanh chóng được đưa tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng cấp cứu. Bệnh nhân đau ngực dữ dội, khó thở, môi tím ngắt…
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho hay, cách đây 3 tuần, bệnh nhân vào viện, được chẩn đoán vỡ tim, vỡ tiểu nhĩ do va đập mạnh và đột ngột. Đây là một trường hợp hy hữu và khó xử lý.
Theo PGS Ước, bệnh nhân chấn thương tim thường bị dập tim tụ máu, nặng nhất quả tim đứt rời rơi ra ngoài. Nếu gặp phải chấn thương nhẹ thì hơi đau, nhưng nặng thì tim sẽ vỡ nát, dập. 90% số bệnh nhân chấn thương nặng sẽ chết ngay sau tai nạn. Bệnh nhân bị vỡ tim nếu không mổ kịp thời ngay có thể sẽ tử vong. Tính mạng của bệnh nhân được tính bằng giây.
“Ca vỡ tim đầu tiên Phó giáo sư Ước mổ năm 1995 rất thành công. Bệnh nhân hiện vẫn sống. Hầu hết vỡ tim thường bị chẩn đoán nhầm ổ bụng. Nguyên nhân vỡ tim do va đập mạnh trực tiếp, giảm gia tốc đột ngột, trong lúc đó buồng tim chứa máu quả tim bị vỡ ra. Chẩn đoán vỡ tim rất khó do các triệu chứng mơ hồ, dễ chẩn đoán nhầm, tuy nhiên hiện nay nhờ các phương tiện hiện đại, chẩn đoán dễ hơn”, PGS. Ước cho hay.
Ngoài bệnh nhân vỡ tim, bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân 25 tuổi gặp tai nạn bạo lực, bị vật sắc nhọn đâm vào tim. Bệnh nhân đã được sơ cứu ở bệnh viện tỉnh rồi chuyển vào Việt Đức.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tổn thương tim, đau ngực, khó chịu, sát động mạch phải. Bệnh nhân đã được mổ xử lý tốt, bệnh nhân hồi phục và ra viện vài ngày tới. Đặc điểm bệnh nhân thuộc vào thể trung gian vừa chảy máu và vừa bị ép tim (đau ngực, khó chịu). Theo BS, việc xử lý các vết thương tim, mổ cầm máu tại chỗ cho bệnh nhân sẽ tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
“Số lượng vết thương tim tại Việt Đức đã giảm được, vết thương tim nếu còn sống khi tới Việt Đức sẽ cố gắng không để bệnh nhân bị chết. Bệnh viện đã tiếp cận với bệnh nhân nhanh nhất và chuyển thẳng bệnh nhân vào phòng mổ. Đối với vết thương tim, phải nhanh chóng mổ và cầm máu cho bệnh nhân”, PGS.Ước nói.
PGS. Ước khuyến cáo với bệnh nhân có tổn thương tim cần phải nhanh chóng đưa tới các bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh. Nếu các bệnh viện tuyến tỉnh yêu cầu phải mổ thì nên mổ vì chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có thể khiến cho bệnh viện chết trên đường chuyển tuyến.
T.Linh/Báo Lao động