Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mắc chứng rối loạn nuốt
22/01/2024 09:08
Chứng khó nuốt không phải là một bệnh mà là một tình trạng đặc thù bởi gián đoạn chức năng nuốt. Mặc dù chứng khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi. Chứng khó nuốt có thể do rối loạn thần kinh, bệnh thoái hóa, ung thư hoặc chấn thương sau đặt nội khí quản. Việc quản lý dinh dưỡng cho chứng khó nuốt bao gồm việc điều chỉnh độ đặc và kết cấu của thức ăn và chất lỏng tùy theo khả năng dung nạp của bệnh nhân. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe bao gồm bác sĩ, kĩ thuật viên phục hồi chứng năng và chuyên gia dinh dưỡng có vai trò đối với những người bệnh khó nuốt. Các mục tiêu điều trị bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập lại khả năng nuốt. Cần có kế hoạch bữa ăn dành riêng cho từng cá nhân giúp tối ưu hóa chất lượng dinh dưỡng hấp thụ đồng thời giảm nguy cơ sặc hoặc nghẹt thở.
Chuyên gia dinh dưỡng và kĩ thuật viên phục hồi chức năng nên hợp tác và sử dụng kết quả từ cả đánh giá y tế và nghiên cứu về nuốt để lựa chọn thực phẩm và đồ uống thích hợp cho từng bệnh nhân Trước khi cho ăn bằng đường miệng lần đầu, phải có đánh giá xác định rằng bệnh nhân chắc chắn có thể ăn được. Chuyên gia dinh dưỡng xác định độ đặc thích hợp của thức ăn và chất lỏng cho bệnh nhân cả trước khi bắt đầu cho ăn ở những lần cho ăn tiếp theo. Độ đặc của thức ăn và chất lỏng nên được thay đổi khi bệnh tiến triển.
Mức độ nghiêm trọng của chứng khó nuốt quyết định mức độ ăn cần thiết. Kế hoạch ăn uống được chia thành nhiều cấp độ gồm thức ăn đặc và lỏng để tối đa hóa lượng dinh dưỡng đưa vào cho bệnh nhân khó nuốt. Ba cấp độ:
– Cấp độ 1: Chứng khó nuốt xay nhuyễn: Thực phẩm đặc, mịn và có độ ẩm giống như bánh pudding mà không có bã hoặc các mảnh thức ăn nhỏ. Chúng bám vào nhau, dễ nuốt và cần ít thao tác trong miệng. Thức ăn dính hoặc thức ăn đòi hỏi phải tạo thành khối hoặc thao tác miệng có kiểm soát (ví dụ như phô mai tan chảy và bơ đậu phộng) sẽ được bỏ qua. Chế độ ăn kiêng không cung cấp kết cấu thô (ví dụ: thực phẩm dạng sợi) để ngăn ngừa kích ứng. Lượng thức ăn và chất lỏng nên được theo dõi.
– Cấp độ 2: Thức ăn ẩm, mềm, dễ nhai và dễ dàng tạo thành một khối kết dính. Chế độ ăn cung cấp sự chuyển đổi từ thực phẩm xay nhuyễn sang thực phẩm dễ nhai. Bao gồm các loại thịt xay đã được làm ẩm (miếng không được vượt quá hình khối 0.5cm), rau được nấu chín đến độ mềm có thể nghiền được, trái cây nấu chín mềm hoặc đóng hộp và chuối. Cho ăn thường xuyên hơn có thể có lợi. Lượng thức ăn và chất lỏng nên được theo dõi.
– Cấp độ 3: Chứng khó nuốt thuyên giảm: Thức ăn ẩm, mềm, dạng miếng vừa ăn và có kết cấu gần như đều đặn. Loại trừ các loại thực phẩm cứng, dính và giòn.
ThS.BS Phạm Thị Lan Phương – Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về Tiêu hóa và Dinh dưỡng uy tín hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC |
-
Ung thư phổi di căn não nguy hiểm như thế nào?
16/09/2024 05:48
-
Kiểm soát đau: Các phương pháp giảm đau cho người bệnh
09/09/2024 05:38