Hà Nội: Chó ngao Tây Tạng 40kg cắn chết bé gái 8 tháng tuổi

20/07/2018 09:01

Bé gái tròn 8 tháng tuổi nặng 10kg (Đội Cấn, Hà Nội) bị con chó ngao Tây Tạng cắn. Dù gia đình ngay lập tức phát hiện, đưa vào viện cấp cứu nhưng do mất máu quá nhiều, hai tiếng cứu chữa không có kết quả, gia đình đã xin đưa bé về nhà.

 

Ngày 19/7, TS.BS Lê Việt Khánh, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, BV Việt Đức thông tin về ca bệnh thương tâm, hi hữu do bị chó ngao cắn ngay tại Hà Nội.

Ảnh minh họa

Bé gái 8 tháng tuổi được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức sáng 14/7/2018 trong tình trạng mạch không, huyết áp không, tái nhợt, biến chứng nặng nề của sốc mất máu. Các bác sĩ khám, cấp cứu phát hiện bé gái bị vết thương ở vùng thái dương phải, lóc da vùng chẩm, lộ tổ chức não, chảy máu rất nhiều.

 

Đáng nói, những vết thương trầm trọng gây mất máu nặng nề này là do chó ngao Tây Tạng gây ra. Người nhà cho biết con chó ngao này nặng khoảng 40kg. Sáng 14/7, mẹ cháu bé phát hiện con chó đang cắn con gái 8 tháng tuổi liền lao vào cứu, kéo con ra khỏi con chó ngao và cũng bị chó cắn vài nhát vào tay.

 

Ngay sau khi tách được con gái 8 tháng tuổi ra khỏi con chó ngao khổng lồ, gia đình đã đưa thẳng bệnh nhi đến bệnh viện Việt Đức cấp cứu.

 

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhi chấn thương trầm trọng vùng thái dương phải, lóc da vùng chẩm, lộ tổ chức máu, chảy máu rất nhiều và rơi vào trạng thái mạch không, huyết áp không. Các bác sĩ đã nhanh chóng hồi sức cấp cứu ngay tại chỗ, truyền dịch, bù dịch cho bệnh nhi, cấp cứu liên tục trong 2 tiếng đồng hồ.

 

“Dù đã rất nỗ lực, nhưng do bệnh nhân còn nhỏ lại mất máu nhiều, tĩnh mạch xẹp, chúng tôi phải mở tĩnh mạch truyền dịch, bù dịch, đồng thời ép tim, dùng thuốc trợ tim, phối hợp cầm máu đồng thời sau 2 tiếng đồng hồ vẫn không tiến triển, gia đình đã xin đưa bé về nhà”, TS Khánh chia sẻ.

 

Theo TS Khánh, các chấn thương do vật nuôi cắn là rất nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em. Vì thế, gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm văc-xin ngừa bệnh dại định kỳ.

 

Đặc biệt với trẻ nhỏ không được để trẻ một mình, với khoảng cách không an toàn với vật nuôi. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp chó nhà cắn trẻ nhỏ gây những tổn thương nghiêm trọng.

 

Khi bị chó mèo cắn chảy máu cần sơ cứu ban đầu bằng cách sát trùng, rửa sạch vết thương, dùng băng gạc sạch băng bó cầm máu trong trường hợp chảy máu rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

 

PV Hồng Hải/Báo Dân trí

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến tuyển sinh 2024: Chủ đề “Hiểu đúng ngành – Chọn đúng nghề”

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công…

Xem tiếp

Kết nối Facebook