Giới thiệu chung

1. Tên khoa: Phòng Nghiên cứu khoa học (Scientific Research Department)

 

2.Liên hệ: 
            Điện thoại: 04. 39286975, 04. 38253531 (5566)
            Địa chỉ: Phòng 108 nhà A1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Số 40 phố Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.


3. Lịch sử phát triển :

            Phòng Nghiên cứu khoa học được thành lập vào tháng 4 năm 2019 theo Quyết định số 960/QĐ-VĐ ngày 26/4/2019 của Giám đốc bệnh viện HN Việt Đức. Tiền thân là phòng Nghiên cứu khoa học và Công nghệ thông tin được thành lập từ tháng 5 năm 2002. Trải qua 17 năm, cùng với sự phát triển của bệnh viện, phòng Nghiên cứu khoa học ngày càng trưởng thành và phát triển.


4. Chức năng, nhiệm vụ:

            4.1 Vị trí: Phòng Nghiên cứu khoa học là một phòng chức năng, trực thuộc Bệnh viện và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện.
            4.2. Chức năng: Phòng Nghiên cứu khoa học có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động công tác nghiên cứu khoa học của bệnh viện

            4.3. Nhiệm vụ:

            4.3.1. Lập kế hoạch nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của bệnh viện

            4.3.2. Tổ chức quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, tỉnh - thành phố, cấp Nhà nước:
            - Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp Nhà nước hàng năm theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan quản lý địa phương.
            - Thực hiện quản lý nội dung khoa học, tiến độ thực hiện triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, tỉnh – thành phố, cấp Nhà nước được thực hiện tại bệnh viện.
            - Tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở các nhiệm vụ KH & CN các cấp được triển khai tại bệnh viện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các quy định khác theo pháp luật Việt Nam.


            4.3.3. Xây dựng và triển khai các đề tài KHCN cấp cơ sở, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích của bệnh viện
            - Hàng năm lập kế hoạch xây dựng các đề tài nghiên cứu KHCN cấp cơ sở, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích
            - Thực hiện quản lý việc triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu KHCN cấp cơ sở, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích
            - Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu KHCN cấp cơ sở, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích; cấp giấy chứng nhận đối với các đề tài được Hội đồng đánh giá Đạt.

            4.3.4. Thực hiện quản lý các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện, làm đầu mối để tổ chức các buổi họp Hội đồng Đạo đức xem xét, đánh giá về khía cạnh đạo đức và khoa học liên quan trong các nghiên cứu y sinh học làm cơ sở tư vấn cho Giám đốc bệnh viện.

            4.3.5. Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ, sinh hoạt khoa học chuyên đề, sinh hoạt khoa học bằng tiếng nước ngoài tại bệnh viện

            4.3.6. Quản lý các Hội thảo, Hội nghị tổ chức tại bệnh viện hoặc do bệnh viện tổ chức.

            4.3.7. Thực hiện báo cáo công tác nghiên cứu khoa học định kỳ hoặc theo yêu cầu.

            4.3.8. Xuất bản tài liệu, tư liệu nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

            4.3.9. Xác nhận lý lịch khoa học, thành tích khoa học của cán bộ công chức, viên chức bệnh viện

            4.3.10. Thực hiện các hoạt động khác về nghiên cứu khoa học dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.

5. Ban lãnh đạo:

            5.1 Lãnh đạo đương nhiệm:

            Trưởng phòng: PGS.TS Dương Đại Hà

            Phó Trưởng phòng: TS.BS Bùi Mai Anh

             5.2 Lãnh đạo tiền nhiệm:

            Từ 2002 – 2007: GS.TS Trịnh Hồng Sơn (Trưởng phòng).

            Từ 2007 – Tháng 4/2019: PGS.TS Đồng Văn Hệ (Trưởng phòng)

            5.3 Số lượng cán bộ trong viện: 05 người.

6. Thành tựu:

            Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Các kỹ thuật mới, tiên tiến, các ca lâm sàng đặc biệt được cán bộ, nhân viên bệnh viện tổng kết viết bài báo cáo khoa học nhằm học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chuyên môn, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

            Bệnh viện tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài nhằm tạo môi trường giao lưu, học hỏi cho các cán bộ, nhân viên. Ngoài ra, từ năm 2006 đến năm 2018, bệnh viện còn tổ chức nhiều Hội nghi, Hội thảo như Hội nghị quốc tế điều dưỡng, Hội thảo chuyên đề phẫu thuật nội soi thần kinh, Hội thảo chuyên đề phẫu thuật cột sống, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức ….. và hàng trăm buổi báo cáo khoa học do các chuyên gia nước ngoài trình bày với các chuyên đề về Thần kinh, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Sọ não, Tiêu hóa, Nội soi, Ghép tạng, …


Trong 13 năm từ 2005 đến 2018, bệnh viện đã chủ trì 13 đề tài cấp Bộ, 05 đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, 07 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 01 đề tài hợp tác quốc tế theo Nghị định thư, 01 đề tài cấp tỉnh – thành phố, 10 đề tài thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến ở nhiều chuyên khoa như ghép tạng, ghép tế bào gốc, thần kinh sọ não, ổ bụng, tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật cột sống, nội soi, ….. Các nghiên cứu này đã đạt được những kết quả không những có giá trị về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội.

            Điều đáng nói ở đây là trong quá trình phát triển của bệnh viện, chưa có một giai đoạn nào bệnh viện HN Việt Đức chủ trì nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước như vậy. Đặc biệt có 03 đề tài cấp Bô nghiệm thu đạt Xuất Sắc, 02 đề tài cấp Nhà nước được Hội đồng cấp Nhà nước – Bộ Khoa học công nghệ đánh giá nghiệm thu ở mức Xuất Sắc. Các đề tài còn lại đều đạt mức Khá.

            Thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, các quy trình kỹ thuật tiên tiến được xây dựng và ứng dụng vào thực tiễn khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng trong điều trị bệnh nhân. Công trình ghép đa tạng từ người cho chết não của bệnh viện năm 2010 là kết quả của quá trình triển khai nghiên cứu 02 đề tài “Nghiên cứu triển khai ghép gan, thận lấy từ người cho chết não” và “Nghiên cứu ứng dụng ghép tim trên người từ người cho đa tạng chết não tại bệnh viện HN Việt Đức” đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong ngành ghép tạng Việt Nam. Thành tựu của đề tài đã khẳng định sự thành công của Y học Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng lấy từ người cho chết não. Lần đầu tiên đội ngũ giáo sư, bác sỹ Việt Nam đã ghép gan, thận thành công cho người lớn bằng nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Kết quả của đề tài đã khẳng định ưu điểm và thành công của việc ghép tạng từ người cho chết não với 13 bệnh nhân được ghép tim, 26 gan, 53 thận từ người cho chết não từ năm 2010 đến 2016. Đề tài là bước khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực ghép tạng lấy từ người cho chết não. Thành tựu ghép tạng từ người cho chết não đã được bạn bè quốc tế (Đài Loan, Nhật Bản, Pháp…) đánh giá cao và góp phần nâng cao uy tín cho nền y học Việt Nam. Tháng 12/2018, bệnh viện HN Việt Đức lần đầu tiên đã thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng 1 người cho chết não và tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân gồm 1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận và 1 thận chuyển vào ghép tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện HN Việt Đức đang thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép tim, ghép gan, ghép thận cho nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.Thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, các quy trình kỹ thuật tiên tiến được xây dựng và ứng dụng vào thực tiễn khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng trong điều trị bệnh nhân. Công trình ghép đa tạng từ người cho chết não của bệnh viện năm 2010 là kết quả của quá trình triển khai nghiên cứu 02 đề tài “Nghiên cứu triển khai ghép gan, thận lấy từ người cho chết não” và “Nghiên cứu ứng dụng ghép tim trên người từ người cho đa tạng chết não tại bệnh viện HN Việt Đức” đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong ngành ghép tạng Việt Nam. Thành tựu của đề tài đã khẳng định sự thành công của Y học Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng lấy từ người cho chết não. Lần đầu tiên đội ngũ giáo sư, bác sỹ Việt Nam đã ghép gan, thận thành công cho người lớn bằng nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Kết quả của đề tài đã khẳng định ưu điểm và thành công của việc ghép tạng từ người cho chết não với 13 bệnh nhân được ghép tim, 26 gan, 53 thận từ người cho chết não từ năm 2010 đến 2016. Đề tài là bước khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực ghép tạng lấy từ người cho chết não. Thành tựu ghép tạng từ người cho chết não đã được bạn bè quốc tế (Đài Loan, Nhật Bản, Pháp…) đánh giá cao và góp phần nâng cao uy tín cho nền y học Việt Nam. Tháng 12/2018, bệnh viện HN Việt Đức lần đầu tiên đã thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng 1 người cho chết não và tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân gồm 1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận và 1 thận chuyển vào ghép tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện HN Việt Đức đang thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép tim, ghép gan, ghép thận cho nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.

            Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, trong năm 2018 bệnh viện đã thực hiện phê duyệt và cấp kinh phí cho 42 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở. Công tác triển khai các đề tài cơ sở được đẩy mạnh và trở thành kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm của bệnh viện. Đây là môi trường thuận lợi để cán bộ, nhân viên của bệnh viện trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Công tác nghiên cứu khoa học đã được đoàn kiểm tra bệnh viện Bộ Y tế đánh giá caoPhòng nhiều lần được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2014, Phòng được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.

7. Định hướng phát triển:

          - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt quan tâm triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở nhằm ứng dụng được những kỹ thuật tiên tiến trong khám, cấp cứu và điều trị người bệnh.

            - Khuyến khích phát triển các sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích trong bệnh viện nhằm phục vụ công tác chuyên môn, đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí.