Hiến đa tạng nối dài sự sống: Tín hiệu tích cực ở một vùng quê

29/05/2020 15:46

Rời thành phố, ngày 26 tháng 5 năm 2020, chúng tôi về thăm các gia đình có người thân hiến mô, tạng ở một vùng quê của tỉnh Thanh Hóa. Nơi lần đầu tiên trong một thời gian ngắn (từ ngày 31/12/2019 đến ngày 04/03/2020) có tới 3 gia đình hiến đa tạng cứu người. Đây là một tín hiệu tích cực ở một vùng quê để sự sống được nối dài.

 

Không may mắc bệnh hiểm nghèo, chàng trai V.T.L, 31 tuổi ở Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã ra đi mãi mãi. Đối với gia đình, sự ra đi của em là nỗi nhớ thương da diết, nỗi đau quặn thắt bởi đó là sự mất mát quá lớn. Nhưng gia đình đã quyết định hiến một phần mô, tạng của em để hồi sinh những cuộc đời khác, và niềm an ủi, niềm tự hào nhất với họ là người thân của mình vẫn hiện hữu trong cơ thể của người khác. Nghĩa cử đầy nhân văn, cao đẹp ấy thật đáng trân trọng.

Người cha già nắm chặt bàn tay tạm biệt đứa con thân yêu

Bác An – Bố của em V.T.L chia sẻ: Gia đình đã chủ động đăng ký hiến tạng. Sau khi con trai mất, bác vừa thương xót vừa vô cùng lo lắng không biết con bị bệnh có hiến được tạng không. Khi nhận được thông báo con có thể hiến được tạng, những giọt nước mắt đã trào dâng vì niềm hạnh phúc cứu được nhiều người.

Bác An – Bố em V.T.L chia sẻ về quyết định hiến tạng của người thân để hồi sinh những cuộc đời khác

Đây là trường hợp đầu tiên của Thanh Hóa đăng ký hiến tạng và là ca hiến đa tạng thứ hai của vùng đất Miền Trung. Đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết não, không chỉ mang lại sự sống cho những người khác mà còn giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

 

Cùng với gia đình em V.T.L, cũng tại Thanh Hóa có thêm 2 gia đình hiến đa tạng chỉ trong một thời gian ngắn. Từ nghĩa cử cao đẹp này, hy vọng trong tương lai, công tác vận động hiến mô, tạng sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam và sẽ có thêm nhiều cuộc đời được hồi sinh sự sống. Tại các nước phát triển, việc hiến tạng đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp này. Một số người thân của họ còn lo lắng về tâm linh khi ra đi không trọn vẹn thân thể, một số mặc cảm và sợ mang tiếng. Trong khi đó, cả nước đang có hàng chục nghìn người đang chờ được ghép mô, tạng để duy trì sự sống. Để thay đổi được những suy nghĩ này cần có sự ủng hộ của xã hội và các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bản chất của việc hiến tạng và ý nghĩa to lớn của nghĩa cử cao đẹp này.

Xuất phát từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Đoàn về thăm các gia đình có người thân hiến mô, tạng tại Thanh Hóa

 

Phòng Công tác xã hội

 

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tập huấn trực tuyến: Quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm cập nhật kiến thức trong chẩn đoán, điều trị cho các y, bác sĩ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị cho người bệnh, ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Quy trình chạy thận nhân…

Xem tiếp

Kết nối Facebook