“Cứu cánh tâm hồn” cho cô gái trẻ 25 năm sống chung với bệnh động kinh

10/06/2019 16:45

“Một cô gái xinh đẹp, sống ở Sài Gòn, 29 tuổi, nhưng phải chịu đựng 25 năm động kinh, có những ngày 40 cơn giật, nghe con số thật khó hình dung ra những gì bệnh nhân phải chịu đựng. Nhưng dò hỏi hoàn cảnh cô ấy, có một con gái, còn chồng thì bỏ gia đình vì nghĩ vợ bị tâm thần, chỉ còn mẹ đẻ bên cạnh chăm chút con gái, kể câu chuyện về con mà bà mẹ lại khóc, hai mẹ con kéo nhau đi tứ xứ từ Nam vào Bắc chữa bệnh, uống tới 7 loại thuốc động kinh… Có lẽ điểm dừng cuối cùng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khi chúng tôi quyết định phẫu thuật, và sau thời gian nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt, không còn cơn giật, hy vọng cô gái sẽ làm lại từ đây…”

 

Đây là những dòng tâm sự mở đầu cho câu chuyện đi tìm nụ cười cho bệnh nhân được bác sỹ Trần Đình Văn – Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ.

 

Chị T.N.T, 29 tuổi, 25 năm sống chung với bệnh động kinh, đã điều trị nhiều nơi và đến tháng 8 năm 2018, cơ duyên đưa chị đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Bệnh nhân được hội chẩn với Hội đồng động kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hội đồng động kinh Saint Anne (Pháp): chẩn đoán động kinh kháng thuốc, loạn sản vỏ thùy trán. Các bác sỹ đã quyết định phẫu thuật cắt tổn thương. Hiện tại, sau phẫu thuật, chị T. không còn cơn giật, không còn biến chứng, không còn trầm cảm và tự tin hòa nhập với cuộc sống.

 

Bác sỹ Văn cho biết: Hành trình tìm lại nụ cười, trao niềm tin và hy vọng cho chị T. là cả 1 hành trình dài không ngừng hết hy vọng của mẹ đẻ chị T.và sự nỗ lực của cô gái trẻ. Và để trở thành ứng viên phẫu thuật động kinh cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, bệnh nhân phải đảm bảo ít nhất 2 trong 3 điều kiện, đó là: Lâm sàng phải phù hợp với điện não đồ; Hình ảnh Cộng hưởng từ phải tìm thấy tổn thương (chỉ định được chụp ở những trung tâm phẫu thuật thần kinh lớn, theo protocol chuẩn quốc tế. Và bệnh nhân phải điều trị theo thuốc chống động kinh phù hợp ít nhất trong 2 năm, bệnh nhân được đánh giá test tâm lý thần kinh trước mổ, hội chẩn và quyết định phương án phẫu thuật. Các bác sỹ đã tiến hành sử dụng kính vi phẫu, hệ thống định vị, phẫu thuật nội soi, có những trường hợp phải sử dụng điện não. Phẫu thuật để khu trú vùng sinh động kinh.

Các kỹ thuật hiện đại được sử dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân

Với tỷ lệ thành công của động kinh tổn thương vùng sinh động kinh: xơ hóa hải mã, loạn sản vỏ, u não bậc thấp, tỷ lệ khỏi 75-85%.

 

Với các thể động kinh khác như động kinh mất trường lực tỷ lệ phẫu thuật thành công 50-60 % (giảm cơn động kinh).

 

Ngoài phương pháp phẫu thuật cắt tổn thương còn có phương pháp khác như: kích thích dây X, phẫu thuật kích thích não sâu cũng là những tiến bộ đang chuẩn bị được áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Nụ cười rạng rỡ trên môi của chị T. sau 25 năm sống chung với bệnh động kinh

“Chứng kiến các cháu nhỏ động kinh, bố mẹ không dám cho con đi học, bắt ở nhà, vì học kém đi, vì mặc cảm tự ti, vì trầm cảm, vì coi như hết hy vọng… Hàng trăm câu chuyện bắt gặp như vậy làm chúng tôi càng thêm quyết tâm điều trị, mặc dù còn rất nhiều khó khăn và thử thách”, BS Trần Đình Văn chia sẻ.

 

Phòng Công tác xã hội

Tagged in: Tags:

Tư vấn trực tuyến

Tập huấn trực tuyến: Quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm cập nhật kiến thức trong chẩn đoán, điều trị cho các y, bác sĩ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị cho người bệnh, ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Quy trình chạy thận nhân…

Xem tiếp

Kết nối Facebook